Skip to content
Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu

Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu

Primary Menu
  • Trang chủ
  • Nha khoa
  • Kiến thức nha khoa
  • Làm đẹp
  • Sức khỏe
  • Tin Khác
    • Giáo dụcGiáo dục
    • Tin tức
    • Đời sốngĐời Sống – Tổng hợp những thông tin kiến thức những vấn đề trong đời sống tình yêu hôn nhân, gia đình, mẹ và bé. Kinh nghiệm đi du lịch, ẩm thực và mẹo vặt hàng ngày được cập nhật 24h.
  • Thông tin khác
    • Liên hệ
    • Chính sách bảo mật
  • Home
  • Tin tức
  • Đau răng hàm là bệnh gì? Nên uống thuốc gì?
  • Tin tức

Đau răng hàm là bệnh gì? Nên uống thuốc gì?

Hồng Duy 1 năm ago
Thuốc giảm đau sâu răng hiệu quả

Thuốc giảm đau sâu răng hiệu quả

Đau răng hàm là tình trạng mà bất kỳ ai cũng gặp một lần trong đời, tuy nhiên để xử lý tình trạng này thì cần phải tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị. Thông tin chi tiết về tình trạng đau răng hàm dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nhé.

Nội dung tóm tắt

  • 1. Đau răng hàm là bệnh gì?
  • 2. Đau răng hàm thì phải làm sao?
    • 2.1. Nước muối
    • 2.2. Giảm đau răng sâu với rượu
    • 2.3. Chườm lạnh hay chườm đá
    • 2.4. Trị đau răng hàm do sâu răng với Gừng, Tỏi
  • 3. Đau răng hàm uống thuốc gì tốt nhất?

1. Đau răng hàm là bệnh gì?

Tùy vào bệnh lý răng miệng khác nhau sẽ gây ra mức độ đau răng hàm khác nhau. Bạn có thể đau răng hàm dưới, răng hàm trên thì sẽ là biểu hiện của những bệnh lý sau:

Đau răng hàm do nguyên nhân nào
Đau răng hàm do nhiều nguyên nhân gây nên
  • Viêm tủy răng, sâu răng: khi răng miệng có vi khuẩn sẽ ăn mòn lớp men răng bên ngoài. Sau đó chúng đi vào tủy răng, ngà răng từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm và đau nhức tủy răng. Tình trạng sâu răng hàm trên dưới, sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai.

  • Viêm lợi, viêm nướu: Bạn có thể gặp phải những tổn thương ở vùng nưới lợi khiến cho bệnh tiến triển thành bệnh nha chu. Điều này sẽ gây ra tình trạng phá hỏng cấu trúc nâng đỡ răng, đó là nguyên nhân khiến răng lung lay và gãy rụng.

  • Áp xe răng: Nếu như răng bạn bị nhiễm trùng từ bên trong thì chúng sẽ lan ra chân răng, và các bộ phận quanh răng khác. Tình trạng này vừa gây đau nhức đồng thời còn làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm bao gồm: viêm xương, tiêu xương hàm, viêm hạch,…

  • Mọc răng khôn: Răng số 8 thường mọc ở vị trí trong cùng. Ở một số trường hợp nào đó chúng có thể mọc ngầm, mọc nghiêng, mọc lệch…khiến cho bạn bị đau nhức. Vị trí răng này khó vệ sinh nên dễ gặp vấn đề về răng miệng gây viêm nhiễm khiến cho viêm lợi trùm, đau nhức hàm dai dẳng, nhiễm trùng nướu…

2. Đau răng hàm thì phải làm sao?

Sâu răng khiến cho răng tổn thương nặng nề. Nếu phát hiện sớm mà chưa đau hay nhức tăng nhưng chúng sẽ phát triển nhanh gây nhức, đau răng, đó là khi chúng xâm lấn vào tủy răng gây ra những cơn đau răng hành hạ.

2.1. Nước muối

Sử dụng nước muối để vệ sinh răng miệng nhằm để phòng ngừa và giúp giảm nhẹ các cơn đau răng hiệu quả. Nước muối sẽ xen kẽ qua các kẽ răng và tác động đến nướu để làm giảm bớt các cơn đau nhức, ê buốt răng. Đồng thời chúng còn giúp bạn loại bỏ những mảnh vụn thức ăn sót lại ở trong khoang miệng. Không chỉ vậy, nước muối sẽ giúp bạn làm hạn chế cơn đau răng tiến triển tệ hơn bằng cách:

  • Tăng khả năng chữa lành vết thương
  • Làm giảm sưng, viêm răng
  • Giảm đau họng

Cách làm: Lấy một ly nước ấm và cho vài hạt muối rồi khuấy tan. Mỗi ngày lấy nước muối để súc miệng đều đặn sẽ giúp làm giảm sưng viêm đồng thời chữa lành các mô mềm. Đây là mẹo chữa đau răng hiệu quả với tình trạng viêm quanh chân răng, đau răng.

2.2. Giảm đau răng sâu với rượu

Trong rượu có tính cồn sát khuẩn bởi vậy trường hợp đau răng hàm dưới bên trái do vi khuẩn thì bạn hãy lấy một ly rượu ngậm khoảng 30 giây. Điều đó sẽ giúp bạn làm giảm tình trạng sưng, đau nhức, viêm nhiễm đồng thời còn loại bỏ mùi hôi khó chịu trong miệng.

Ngoài rượu gạo thì bạn có thể dùng một số loại rượu ngâm khác như rượu hạt gấc, rượu hạt cau nhằm giúp làm giảm đau. Bởi vậy nếu trong nhà không có sẵn muối thì có thể dùng rượu làm làm thuyên giảm cơn đau răng đồng thời kháng viêm hiệu quả. 

2.3. Chườm lạnh hay chườm đá

Một trong các phương pháp làm giảm đau nhanh được nhiều người áp dụng đó là chườm đá lạnh. Bởi một túi đá lạnh sẽ giúp làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác, thường được nhiều người áp dụng trong việc làm giảm đau răng số 8 hàm trên hoặc bên dưới với hiệu quả nhanh chóng. Hoặc bạn cũng có thể dùng làm giảm cơn đau sau khi nhổ răng.

Lưu ý: Bạn không nên lấy đá lạnh để chườm trực tiếp nên má vùng bị đau răng bởi chúng sẽ gây khó chịu và giảm hiệu quả. Cách làm này dựa trên nguyên lý đá lạnh ở nhiệt độ thấp sẽ giúp làm hạn chế lưu lượng máu đến khu vực bị đau. Do vậy sẽ giúp cơn đau được giảm một phần đồng thời còn làm giảm tình trạng sưng, viêm.

2.4. Trị đau răng hàm do sâu răng với Gừng, Tỏi

Theo kinh nghiệm dân gian thì tỏi và gừng có khả năng kháng viêm rất tốt nên được dùng nhiều trong chăm sóc sức khỏe. Trong đó thì bạn có thể dùng để làm giảm đau răng hàm an toàn và hiệu quả. Một số nghiên cứu cho thấy, trong Tỏi có chứa hoạt chất allicin có khả năng kháng khuẩn mạnh bởi vậy mà dùng tỏi để giảm đau, kháng viêm cực kỳ tốt.

Cách làm: Lấy tỏi và gừng bóc vỏ rồi băm nhuyễn. Sau đó bạn hãy trộn cả hai hỗn hợp lại với nhau rồi đắp lên vùng răng sâu khoảng 15-20 phút. Tiếp theo hãy lấy nước ấm sạch để súc miệng lại.

3. Đau răng hàm uống thuốc gì tốt nhất?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bị đau răng hàm trên, dưới không rõ nguyên nhân thì người bệnh cần phải đi thăm khám. Theo đó thì các bác sĩ sẽ chỉ định lựa chọn thuốc giảm đau răng để có phương pháp chữa trị phù hợp dưới đây:

Thuốc giảm đau sâu răng hiệu quả
Thuốc giảm đau sâu răng hiệu quả
  • Thuốc giảm đau hiệu quả: paracetamol, aspirin.
  • Người bệnh có thể phối hợp với các loại thuốc kháng sinh họ metronidazol hoặc beta lactam mang lại hiệu quả cao hơn. Dùng thuốc này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn ái khí. Lưu ý khi dùng thuốc tránh uống rượu bia, thuốc lá sẽ làm giảm hiệu quả thuốc.
  • Bổ sung vitamin: Người bệnh bị đau răng hàm thì nên bổ sung các loại Vitamin A, B2, C, D3…rất tốt cho bệnh nhân.
  • Một số bài thuốc Nam: Bạn có thể dùng nghệ, gừng tươi, lô hội, nha đam…đều có tác dụng rất tốt để giảm đau, kháng sinh, diệt khuẩn, và phục hồi tổ chức thương tổn, đồng thời giúp bồi bổ cơ thể…
  • Benzocain: Đây là thuốc giảm đau phổ biến, có tác dụng gây tê cục bộ, làm dịu tại nơi đau. Thuốc được dùng để bôi lên răng và nướu giúp làm tê liệt cảm giác trong răng, từ đó làm giảm đau ê buốt răng hàm. ,…
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Bạn có thể dùng loại thuốc này để làm giảm đau răng cấp tốc do bệnh nướu răng, răng sâu, hay trường hợp áp lực xoang trong thời gian ngắn. Bạn chỉ nên dùng thuốc này không vượt quá 10 ngày mà không có chỉ định của với bác sĩ.
  • Acetaminophen: Thuốc acetaminophen chỉ hoạt động với tác dụng làm giảm đau và giảm sốt và lưu ý là không điều trị viêm nhiễm. Các bác sĩ thường sử dụng thuốc acetaminophen điều trị các cơn đau răng cấp hay trường hợp đau đau răng dai dẳng lan rộng.

Những thông tin trên đây nhằm chia sẻ về tình trạng đau răng hàm phổ biến và cách điều trị hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc chăm sóc răng miệng khỏe mạnh và lưu ý hãy sử dụng theo chỉ định của bác sĩ nhé. Chúc bạn sức khỏe!

 

Hồng Duy

See author's posts

Continue Reading

Previous: Tìm hiểu về răng số 4 hàm trên và răng số 4 hàm dưới
Next: Bạn có biết: Đau răng sâu phải làm gì?

Related Stories

viet-ngay-thang-bang-tieng-anh Cách Ghi Các Ngày Trong Tiếng Anh
  • Giáo dục
  • Tin tức

Cách Ghi Các Ngày Trong Tiếng Anh

Linh 3 tháng ago
Tac-dung-cua-thuoc-Panadol-va-nhung-luu-y-khi-su-dung Tác dụng của thuốc Panadol và những lưu ý khi sử dụng
  • Tin tức

Tác dụng của thuốc Panadol và những lưu ý khi sử dụng

Huệ 7 tháng ago
Tim-hieu-thuoc-Panadol-co-gay-buon-ngu-khong Tìm hiểu thuốc Panadol có gây buồn ngủ không?
  • Tin tức

Tìm hiểu thuốc Panadol có gây buồn ngủ không?

Huệ 7 tháng ago
Thuoc-Panadol-sui-Cong-dung-va-cach-su-dung-thuoc-hieu-qua-nhat Thuốc Panadol sủi: Công dụng và cách sử dụng thuốc hiệu quả nhất
  • Tin tức

Thuốc Panadol sủi: Công dụng và cách sử dụng thuốc hiệu quả nhất

Huệ 7 tháng ago
Thuoc-Panadol-co-dung-duoc-cho-phu-nu-cho-con-bu-khong Thuốc Panadol có dùng được cho phụ nữ cho con bú không?
  • Tin tức

Thuốc Panadol có dùng được cho phụ nữ cho con bú không?

Huệ 7 tháng ago
ngôn ngữ hàn Danh Sách Các Trường Cao Đẳng Đào Tạo Ngôn Ngữ Hàn
  • Tin tức

Danh Sách Các Trường Cao Đẳng Đào Tạo Ngôn Ngữ Hàn

hanhthuy 9 tháng ago

Bài viết mới

  • Hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa cho răng hàm dành cho người mới
  • Bật mí cách để có hàm răng trắng sáng
  • Nguyên nhân nào gây ra đau răng hàm? Bị đau răng hàm nên làm gì?
  • Đối tượng học Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
  • Răng thỏ là gì? Làm sao để có răng thỏ đẹp?

Chuyên mục

  • Giáo dục
  • Kiến thức nha khoa
  • Làm đẹp
  • Nha khoa
  • Sức khỏe
  • Tin tức

You may have missed

dung-chi-nha-khoa-cho-rang-ham Hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa cho răng hàm dành cho người mới
  • Kiến thức nha khoa
  • Nha khoa

Hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa cho răng hàm dành cho người mới

Mai 1 tháng ago
cach-de-co-ham-rang-trang-sang Bật mí cách để có hàm răng trắng sáng
  • Kiến thức nha khoa
  • Nha khoa

Bật mí cách để có hàm răng trắng sáng

Mai 1 tháng ago
bi-dau-rang-nen-lam-gi Nguyên nhân nào gây ra đau răng hàm? Bị đau răng hàm nên làm gì?
  • Kiến thức nha khoa

Nguyên nhân nào gây ra đau răng hàm? Bị đau răng hàm nên làm gì?

Mai 1 tháng ago
Điều kiện học văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng đơn giản Đối tượng học Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
  • Giáo dục

Đối tượng học Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM

Hằng 2 tháng ago

Benhvienranghammataau.vn: Thông tin về sức khỏe cho mọi lứa tuổi, cách làm đẹp, tăng cường sinh lực, cẩm nang phòng bệnh chữa bệnh mới nhất.

DMCA.com Protection Status

Chuyên mục

Bài viết mới

  • Hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa cho răng hàm dành cho người mới
  • Bật mí cách để có hàm răng trắng sáng
  • Nguyên nhân nào gây ra đau răng hàm? Bị đau răng hàm nên làm gì?
Copyright © All rights reserved. | Magnitude by AF themes.