Lấy cao răng có hại không? Có những tác dụng phụ gì?
Lấy cao răng định kỳ là thói quen của nhiều người nhằm giảm tỉ lệ sâu răng và mảng bám lâu ngày. Việc lấy cao răng cũng cần được thực hiện ở trung tâm uy tín, đảm bảo. Vậy việc lấy cao răng có hại không? Chăm sóc răng sau khi lấy cao răng như thế nào cho đúng?
Lấy cao răng có lợi ích gì?
Lấy cao răng chính là những thủ thuật nha khoa đơn giản được thực hiện bằng công nghệ làm sạch, giúp đánh bật các mảng bám nằm sâu trong kẽ răng và chân răng.nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng xấu mà cao răng gây nên. Phương pháp lấy cao răng sẽ giúp răng sạch, chắc khỏe hơn, ngăn ngừa các bệnh về răng mà nhiều người sử dụng.
Lấy cao răng có hại không?
Theo lời khuyên của các chuyên gia nha khoa Quốc tế thì nên lấy cao răng định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần phương pháp lấy cao răng sẽ không gây ảnh hưởng gì xấu nếu thực hiện đúng cách.Việc lấy cao răng có lợi ích là phòng ngừa bệnh lý răng miệng hữu hiệu. Tùy thuộc vào cao răng nhiều hay ít có thể tiến hành được lấy cao răng sớm hơn hoặc muộn hơn. Tuy nhiên cũng không nên đợi có cao răng quá lâu mới đi lấy, vì khi cao răng hình thành thì đã gây ra tổn thương và để lại hậu quả. Làm cao răng an toàn bạn cần thực hiện phương pháp này tại địa chỉ nha khoa uy tín để quá trình lấy cao răng diễn ra thuận lợi, không gây ra ảnh hưởng xấu cho các bạn.
Lấy cao răng có thể gây ra tác dụng phụ, lấy cao răng sẽ có thể làm cho răng trở nên nhạy cảm hơn với các bệnh về nướu và nhiễm trùng mãn tính khác. Khi trong quá trình tiến hành thủ thuật nhỏ lấy cao răng dễ gây ra tổn thương về sau.
Những điều không nên làm khi lấy cao răng
Theo Bác sĩ chuyên khoa răng thì sau khi lấy cao răng xong, men răng và nướu thường rất yếu nên lúc này sẽ dễ bị tấn công bởi vi khuẩn cũng như các tác động khác xấm lấn vào răng. Nên sa khi lấy cao răng rất nhiều người cảm thấy răng rất dễ bị ố vàng trở lại hay có cảm giác ê buốt. Để tránh gặp phải những tổn thương về răng miệng, hãy lưu ý đến những gì không nên làm sau khi lấy cao răng như dưới đây:
– Bạn nên tránh ăn các loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, làm tổn hại cho men răng.
– Không nên ăn đến các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều axit như café, trà, rượu vang đỏ, nước ngọt, nước tương, socola…
– Không được hút thuốc lá vì răng mới lấy cao răng dễ bị ám màu thuốc lá hơn bình thường, khiến răng dễ ố vàng.
– Không ăn các loại đồ ăn quá mềm và dính vì khiến các vi khuẩn và vụn thức ăn khác bám vào, hình thành nên cao răng.
– Nếu tô son tránh để cho son môi hoặc các chất tạo màu khác dính vào răng.
Những điều cần phòng ngừa khi lấy cao răng
Sau khi lấy cao răng thì men răng lúc này vẫn còn yếu và đang trong quá trình phục hồi, do đó việc chăm răng lúc này là điều rất cần thiết. Mỗi người sẽ có cách chăm sóc răng miệng khác nhau miễn sao đảm bảo được đúng quy trình và đúng cách bạn sẽ có hàm răng trắng sáng chắc khỏe.
Phòng ngừa răng miệng đúng cách sau khi lấy cao răng
Mỗi người nên tự giữ cho răng luôn sạch để hạn chế các tổn thương xung quanh cũng như các thao tác kỹ thuật phải can thiệp vào răng. Để ngăn ngừa cao răng trở lại nhanh hơn trước 3 tháng bạn cần đánh răng đúng cách sau khi ăn, đánh theo hướng vòng xoay và từ trên xuống, tránh đánh răng ngang bàn chải sẽ dễ chảy máu chân răng. Sau ăn sử dụng chỉ nha khoa lấy sạch mảnh vụn thức ăn ở kẽ răng, ngậm nước súc miệng hoặc nước muối pha loãng. Thực hiện thói quen kiểm tra răng miệng định kỳ 3 – 6 tháng/lần, nhất là trẻ nhỏ rất cần khám răng định kỳ và lấy cao răng thường xuyên theo chỉ định của nha sĩ.