Tìm hiểu thuốc Panadol xanh và Panadol đỏ khác nhau như thế nào?
Panadol – cái tên này đã khá quen thuộc và là lựa chọn của nhiều người khi cơn đau tìm đến. Tuy nhiên, thuốc giảm đau panadol xanh và đỏ khác nhau như thế nào? Liệu rằng thường xuyên sử dụng nhóm thuốc này có thực sự an toàn? Để giải đáp những thắc mắc trên, hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây, bạn nhé!
Thuốc Panadol xanh và Panadol đỏ khác nhau như thế nào?
Thuốc Panadol là gì?
Panadol là một nhóm thuốc giảm đau có chung thành phần hoạt chất paracetamol. Tùy thuộc vào dạng bào chế và hoạt chất có trong thuốc, thuốc giảm đau panadol được phân biệt thành các loại khác nhau về tác dụng cũng như chỉ định, cụ thể là 3 loại dưới đây được dùng để giảm đau và hạ sốt:
– Panadol dạng viên nén 500mg thường gọi là panadol xanh.
– Panadol extra thường được gọi là panadol đỏ.
Xem thêm: Uống thuốc panadol quá liều
Panadol cảm cúm được chỉ định để giảm các triệu chứng của bệnh cảm cúm như sốt, đau và xung huyết mũi vì ngoài thành phần paracetamol (có tác dụng giảm đau, hạ sốt), thuốc còn chứa 2 thành phần khác là caffeine – có tác dụng làm phục hồi sự tỉnh táo, tập trung khi mệt mỏi và phenylephrine – gây co mạch, giúp giảm ngạt mũi.
Theo các chuyên gia, nếu sử dụng thuốc giảm đau panadol xanh, panadol đỏ và panadol viên sủi quá liều có thể gây độc tính trên gan, thận với các biểu hiện như: Nước tiểu sậm màu, phân có màu đất sét, vàng da, vàng mắt, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới tử vong.
Những triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện trong 24 giờ đầu, bao gồm: Buồn nôn, nôn, chán ăn, da tái, khó chịu và đổ mồ hôi. Quá liều có thể dẫn tới hoại tử gan hoàn toàn và không hồi phục. Do đó, người bệnh không sử dụng đồng thời các thuốc khác có chứa paracetamol vì có thể dẫn đến vượt quá liều khuyến cáo.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chứa paracetamol. Vì vậy, cần thận trọng khi phối hợp thuốc giảm đau panadol với các thuốc khác để tránh quá liều, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau, thuốc điều trị triệu chứng ho, cảm lạnh.
Thuốc Panadol xanh và đỏ khác nhau như thế nào?
Panadol dạng viên nén hàm lượng 500mg hay còn gọi là panadol xanh có thành phần chính là paracetamol. Đây là một chất hạ sốt, giảm đau. Trong khi đó, panadol đỏ ngoài thành phần paracetamol còn chứa caffeine. Đây là một chất tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol đồng thời giúp làm phục hồi sự tỉnh táo, tập trung khi mệt mỏi.
Thuốc được khuyến cáo để điều trị hầu hết các triệu chứng đau từ nhẹ đến vừa và hạ sốt, cụ thể như: Đau đầu, đau nửa đầu, đau lưng, đau răng, đau xương khớp, đau bụng kinh, giảm các triệu chứng sốt, đau nhức mình mẩy, mệt mỏi thường gặp ở cảm lạnh, cảm cúm và đau họng.
Xem thêm: Cách sử dụng thuốc Statripsine
Về mặt sử dụng, ngoài những lưu ý chung giống như khi dùng thuốc giảm đau panadol xanh, người bệnh khi dùng thuốc giảm đau panadol đỏ cũng cần chú ý tránh uống quá nhiều caffeine (ví dụ như cà phê, trà và một số đồ uống đóng hộp khác) trong khi đang dùng thuốc này. Khi dùng liều khuyến nghị paracetamol-caffeine cùng với chế độ ăn uống có nhiều caffeine, sẽ gây ra các tác dụng phụ do quá liều caffeine như: Mất ngủ, thao thức, lo lắng, cáu kỉnh, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp.
Đối với phụ nữ mang thai, không khuyến nghị dùng caffeine trong thời kỳ mang thai do có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên liên quan tới việc tích lũy caffeine trong cơ thể.
Với phụ nữ cho con bú, caffeine trong thuốc giảm đau panadol đỏ có thể bài tiết vào sữa mẹ và gây tác dụng kích thích đối với trẻ bú mẹ, đặc biệt khi mẹ dùng với lượng lớn. Do đó, phụ nữ nên hạn chế sử dụng caffeine trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Vậy Panadol có an toàn cho bạn?
Để biết thuốc Panadol có an toàn cho bạn hay không, chúng ta hãy xét đến thành phần chính của các loại thuốc Panadol hiện nay đó là Paracetamol:
- Đối với khả năng sinh sản: chưa có dữ liệu chứng minh ảnh hưởng của thuốc đến yếu tố này.
- Đối với phụ nữ mang thai: các nghiên cứu đã được thực hiện trên người và động vật vẫn chưa xác định được nguy cơ đối với sự phát triển của thai nhi.
- Đối với phụ nữ cho con bú: Paracetamol sẽ đi qua hàng rào nhau thai, bài tiết vào sữa mẹ, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh paracetamol có nguy cơ đối với mẹ và bé.
Một số tác dụng không mong muốn: trên thực nghiệm, thuốc có thể gây ra rối loạn máu – hệ bạch huyết, rối loạn miễn dịch, rối loạn hô hấp, rối loạn gan mật… Nhưng mọi tác nhân trên đều có tần suất thấp hơn 1/10000 – nghĩa là rất hiếm gặp.