Sức khỏe

Cách nhổ răng hàm tại nhà có xảy ra biến chứng gì không?

Có rất nhiều cách nhổ răng hàm tại nhà, tuy nhiên tự nhổ răng hàm sẽ không an toàn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như sót chân răng, nhiễm trùng nướu, viêm xương hàm. Hãy cùng tìm hiểu thông tin ở bên dưới bài viết, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.

Nguyên nhân khiến cho răng hàm bị sâu?

Chiếc răng hàm sẽ có vai trò quan trọng trong khi nhai thức ăn tuy nhiên răng sâu thường nằm ở phía sâu bên trong và có các rãnh lõm trên bề mặt nên dễ bị vi khuẩn tấn công và phá hủy men răng. Ngoài ra răng sâu bị khuất bên trong nên dễ bị sâu và rất khó để phát hiện ra sớm chỉ đến khi cảm nhận được triệu chứng đau nhức thì đã ở mức độ nghiêm trọng.

Sâu răng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của người bị sâu răng nên sẽ tạo cảm giác khó chịu trong miệng nếu lớp men răng bị mất quá nhiều sẽ khiến cho lực nhai bị giảm đi, khó ăn món dai và cứng tạo cảm giác ê buốt.

Răng hàm bị sâu sẽ dễ lây lan sang các vùng răng xung quanh và khi bị sâu nghiêm trọng sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Nhổ răng hàm bị sâu khi nào?

Các trường hợp cần nhổ răng hàm bị sâu như:

  • Tình trạng sâu răng hàm quá nặng các phần sâu gây kích thích tủy răng và vi khuẩn sẽ có nguy cơ tấn công chân răng và dẫn đến ăn sâu ở vùng xương hàm.
  • Sâu răng cụt đến phần chân răng, viêm nha chu, sâu răng kèm theo tụt lợi…
  • Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch gây ra tình trạng đau lợi trùm…

Các trường hợp không cần nhổ răng hàm bị sâu như:

  • Mức độ sâu răng nhẹ hoặc mức độ sâu không ảnh hưởng đến phần chân răng.
  • Mức độ sâu răng đang ở phần men răng.
  • Răng hàm sâu vào phần tủy răng tuy nhiên chưa gây ra các ảnh hưởng đến chân răng, còn nguyện vẹn phần ngà răng.
Biến chứng nhổ răng hàm tại nhà?

Biến chứng gặp phải khi nhổ răng hàm tại nhà

Hoàn toàn có thể áp dụng các cách nhổ răng hàm tại nhà, tuy nhiên sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe do đó nên cân nhắc thật kỹ trước khi nhổ răng tại nhà, cụ thể như:

  • Sót chân răng: Răng đã bị lung lay tưởng rằng có thể tự nhổ tại nhà tuy nhiên trên thực tế vẫn gây sót, đau nhức kéo dài và cần phải phẫu thuật lại tại các phòng khám chuyên khoa.
  • Dễ mắc nhiễm trùng bởi dụng cụ nhổ răng tại nhà không đảm bảo an toàn và được tiệt trùng đúng cách.
  • Vết thương bị chảy máu kéo dài do cách nhổ răng không đúng cách dẫn đến tổn thương các mô xung quanh gây ra tình trạng chảy máu liên tục và lâu lành.

Quy trình nhổ răng hàm bị sâu tại phòng khám chuẩn Y khoa

Để tránh các biến chứng về nhổ răng hàm bị sâu tại nhà có thể xảy ra tốt nhất người bệnh nên đến các phòng khám Nha khoa để nhổ răng an toàn nhất. Quy trình nhổ răng hàm tại Nha khoa:

  • Bước 1: Thăm khám, chụp X-quang và tư vấn

Khi bị đau răng hàm đến phòng khám người bệnh sẽ được kiểm tra, thăm khám trước khi tiến hành nhổ răng.

Cần cung cấp thêm thông tin liên quan đến bệnh lý của bạn như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch…

Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện chụp X-quang để kiểm tra mức độ răng sâu và xác định mức độ dễ hay khó nhổ của răng.

  • Bước 2: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh miệng sạch sẽ và khoang miệng để đảm bảo an toàn trong quá trình nhổ răng và không xảy ra biến chứng.

  • Bước 3: Tiến hành sát khuẩn và gây tê

Tiểu phẫu nhổ răng hàm sẽ sử dụng gây tê trước khi nhổ răng hàm. Sau khi gây tê xong sẽ bị tê liệt ở khu vực nướu xung quanh răng cần nhổ và sẽ không cảm nhận được bất cứ sự đau đớn nào.

  • Bước 4: Nhổ răng hàm bị sâu

Bác sĩ sử dụng đến những thiết bị để từ đó loại bỏ được chiếc răng hàm bị sâu trong thời gian từ 20 – 30 phút.

  • Bước 5: Khâu và đóng vết thương

Làm sạch vết thương và khâu lại vết thương bằng chỉ nha khoa. Người sâu răng chỉ cần cắn một miếng bông gòn để cầm máu và lưu lại để theo dõi nha khoa trong 30 phút.

  • Bước 6:  Kê đơn thuốc và hướng dẫn người nhổ răng chăm sóc tại nhà

Sử dụng thuốc kháng sinh và giảm đau cho khách hàng, bác sĩ chuyên khoa dặn dò người bệnh kế hoạch chăm  sóc răng miệng tại nhà và hẹn lịch tái khám.

Tốt nhất nên nhổ răng hàm tại các phòng khám chuyên khoa để thực hiện theo đúng kỹ thuật

Xem thêm:

Những lưu ý trước và sau khi nhổ răng hàm bị sâu

Trước khi nhổ răng hàm bị sâu

Việc nhổ răng hàm bị sâu sẽ là ca tiểu phẫu tuy nhiên người bệnh cần phải có sức khỏe để đáp ứng quá trình nhổ răng. Đặc biệt đối với những người có tiền sử mắc máu khó đông hoặc tim mạch, dị ứng bất cứ loại thuốc nào cần thông báo trước với các bác sĩ.

Nếu bạn đang trong thời gian bị ho, cảm cúm hoặc sốt nên đợi khỏi bệnh mới thực hiện nhổ răng.

Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt không nên tiến hành nhổ răng.

Nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng trước khi nhổ răng và giữ cho tình thần thoải mái hơn.

Lưu ý sau khi nhổ răng hàm  bị sâu

Nhổ răng xong nên ở lại phòng khám nha khoa để theo dõi trong khoảng 30 phút.

Ở ngày đầu tiên sau khi nhổ răng nên súc miệng nhẹ nhàng với nước muối sinh lý để hạn chế việc chạm vào vết thương.

Khi thấy sưng đau nên chườm đá để giảm đau bằng cách bọc vài viên đá vào trong vải sạch và chườm xung quanh má như vậy sẽ thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Chế độ dinh dưỡng sau khi nhổ răng nên dùng các đồ mềm, mịn, súp, cháo… để tránh tổn thương.

Chú ý không ăn đồ cay nóng, cứng hoặc uống rượu bia, chất kích thích.

Nên uống thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Hy vọng với những thông tin ở trên bạn đọc sẽ có giải đáp cho thắc mắc cách nhổ răng hàm tại nhà và những lưu ý, tốt nhất khi có vấn đề về răng miệng nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để có hiệu quả nhất trong điều trị.

Rate this post
Mai

Share
Published by
Mai

Recent Posts

Cao đẳng Dược liên thông Đại học mấy năm?

Có nhiều các bạn đang theo học hoặc đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng Dược…

2 tháng ago

Giải đáp Cao đẳng Dược TPHCM học bao lâu?

Cao đẳng Dược là ngành được quan tâm rất nhiều trong nhóm ngành y tế…

7 tháng ago

Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới? Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Răng khôn có cấu tạo phức tạp nhất trong hàm răng của con người nên…

1 năm ago

Đau răng hàm gây đau đầu có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Triệu chứng đau răng hàm gây đau đầu là vấn đề khá nhiều người gặp…

1 năm ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm? Đây là…

1 năm ago

Tổng hợp các trường Đại học có ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng

Một câu hỏi cũng nhận được sự quan tâm rất nhiều từ các thí sinh…

1 năm ago