Skip to content
Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu

Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu

Primary Menu
  • Trang chủ
  • Nha khoa
  • Kiến thức nha khoa
  • Làm đẹp
  • Sức khỏe
  • Tin Khác
    • Giáo dụcGiáo dục
    • Tin tức
    • Đời sốngĐời Sống – Tổng hợp những thông tin kiến thức những vấn đề trong đời sống tình yêu hôn nhân, gia đình, mẹ và bé. Kinh nghiệm đi du lịch, ẩm thực và mẹo vặt hàng ngày được cập nhật 24h.
  • Thông tin khác
    • Liên hệ
    • Chính sách bảo mật
  • Home
  • Nha khoa
  • Cao răng là gì? Cao răng có tác hại ra sao?
  • Nha khoa

Cao răng là gì? Cao răng có tác hại ra sao?

Hồng Duy 4 năm ago

Chúng ta vẫn hay thường nghe các nha sĩ khuyên rằng nên đi lấy cao răng một cách định kì nhưng vẫn có thắc mắc cao răng là gì, và nó có tác hại ra sao với sức khỏe? Cùng đi tìm hiểu những thông tin đó qua bài viết dưới đây.

Nội dung tóm tắt

  • Khái niệm cao răng là gì?
  • Có các loại cao răng nào?
  • Tác hại của cao răng ra sao?

Khái niệm cao răng là gì?

Cao răng thực chất là những cặn cứng bám trên bề mặt răng, những cặn cứng này tạo bởi các muối vô cơ như Canxi cacbonat hay phosphate cùng các cặn mềm do thức ăn để lại. Cao răng tạo ra bởi sự khoáng hóa của các mảng bám răng. Một số trường hợp cao răng còn gây ra bởi lắng đọng huyết thanh, cao răng thường có màu vàng hoặc màu đen và cứng. Bề mặt của cao răng xù xì, thô ráp và chúng ta có thể nhìn thấy cao răng bằng mắt thường.

Cao răng thường tích tụ nhiều ở các vị trí như mặt trong của răng cửa dưới, mặt trong của răng hàm dưới và ở mặt ngoài của răng hàm trên, gây mất thẩm mĩ.

Cao răng là tác nhân gây mất thẩm mỹ

Cao răng là tác nhân gây mất thẩm mỹ

Có các loại cao răng nào?

Phân biệt các loại cao răng theo vị trí, người ta chia thành hai loại cao răng đó là cao răng trên lợi và cao răng dưới lợi. Cao răng trên lợi ở vị trí phía trên của đường viền lợi, chúng ta có thể nhìn thấy loại cao răng này một cách dễ dàng. Cao răng dưới lợi xuất hiện ở phía dưới của đường viền lợi. Loại cao răng này thường khó quan sát.

  • Cao răng huyết thanh

Cao răng huyết thanh là một trong những dạng cao răng khá đặc biệt. Bạn đã biết cao răng thường có màu đen hoặc màu vàng, nhưng cao răng huyết thanh lại có màu nâu đỏ hoặc màu nâu đen. Sở dĩ có màu như vậy bởi cao răng huyết thanh hình thành do nướu bị viêm khiến chảy máu và đọng máu trên răng. Màu càng đậm thì chứng tỏ nướu của bạn càng bị chảy nhiều máu. Cao răng huyết thanh chứa nhiều vi khuẩn hơn so với cao răng thông thường, tốc độ gây viêm của loại cao răng này rất nhanh.

  • Cao răng mảng bám

Cao răng mảng bám là cao răng có màu đen, thường tích tụ ở chân răng và khó loại bỏ. Loại cao răng này hình thành do mảng bám thức ăn tồn đọng, tích tụ sau mỗi bữa ăn. Đa số những cao răng mảng bám này đã tích tụ trong thời gian dài, mảng bám khá dày và có thể hủy hoại men răng.

Tác hại của cao răng ra sao?

Tác hại đầu tiên mà bạn có thể thấy ngay đó là về mặt thẩm mĩ. Cao răng dù màu vàng, đen, màu nâu đỏ,…dù là cao răng huyết thanh hay cao răng mảng bám thì đều khiến mất thẩm mĩ. Hơn nữa, cao răng cũng khiến miệng có mùi hôi khó chịu. Cả hai điều này đều khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp với người khác. Ngoài mất thẩm mĩ, cao răng có tác hại gây ra một số bệnh khác ở xung quanh vùng lợi.

Cao răng gây mất thẩm mĩ và còn gây ra bệnh lý nghiêm trọng

Cao răng gây mất thẩm mĩ và còn gây ra bệnh lý nghiêm trọng

Tác hại đáng chú ý hơn của cao răng đó là cao răng gây nên một số bệnh ở lợi cũng như bệnh quanh răng. Cao răng có thể gây ra viêm lợi với biểu hiện quan sát được như chảy máu khi đánh răng. Viêm chu nha cũng là một trong những căn bệnh bạn có thể mắc bởi cao răng, khiến tiêu xương làm bạn có cảm giác đau và ê buốt khi ăn, trường hợp xấu hơn có thể dẫn đến lung lay răng và rụng răng. Nguy hiểm hơn, cao răng còn có thể khiến bạn bị viêm tủy ngược dòng.

Để phòng ngừa cao răng tích tụ thì cách quan trọng nhất đó là chúng ta cần phải tập thói quen đánh răng đúng cách và sử dụng bổ sung các loại nước súc miệng mỗi ngày. Bạn nên thường xuyên kiểm tra răng miệng định kì để lấy cao răng cũng như phát hiện sớm được những tổn thương có thể gặp về răng miệng, tránh được thương tổn về răng miệng.

Hi vọng sau những chia sẻ trên bạn đã hiểu hơn thế nào là cao răng, các loại cao răng và tác hại của cao răng với sức khỏe răng miệng. Chúng ta cần thường xuyên kiểm tra và đi lấy cao răng định kì để tránh những bệnh không mong muốn về răng miệng.

Xem thêm >> Giải đáp: Có bầu có nên lấy cao răng không?

5 / 5 ( 1 bình chọn )

Hồng Duy

See author's posts

Continue Reading

Previous: Giải đáp: Có bầu có nên lấy cao răng không?
Next: Sau khi lấy cao răng kiêng gì để tránh hại cho răng?

Related Stories

dung-chi-nha-khoa-cho-rang-ham Hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa cho răng hàm dành cho người mới
  • Kiến thức nha khoa
  • Nha khoa

Hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa cho răng hàm dành cho người mới

Mai 3 tháng ago
cach-de-co-ham-rang-trang-sang Bật mí cách để có hàm răng trắng sáng
  • Kiến thức nha khoa
  • Nha khoa

Bật mí cách để có hàm răng trắng sáng

Mai 3 tháng ago
ve-sinh-rang-mieng-cho-tre-tren1-tuoi Chia sẻ cách vệ sinh răng miệng cho trẻ trên 1 tuổi
  • Nha khoa

Chia sẻ cách vệ sinh răng miệng cho trẻ trên 1 tuổi

Mai 1 năm ago
tre-may-thang-moc-rang Bé mấy tuổi mọc răng? Hướng dẫn cách chăm sóc khi trẻ mọc răng
  • Kiến thức nha khoa
  • Nha khoa
  • Sức khỏe

Bé mấy tuổi mọc răng? Hướng dẫn cách chăm sóc khi trẻ mọc răng

Mai 1 năm ago
tre-em-may-tuoi-thay-rang Trẻ em mấy tuổi thay răng? Cách chăm sóc trẻ khi thay răng?
  • Nha khoa

Trẻ em mấy tuổi thay răng? Cách chăm sóc trẻ khi thay răng?

Mai 1 năm ago
Tránh đồ ăn cay nóng khi đau răng khôn Bị đau răng khôn không nên ăn gì để phục hồi sức khỏe?
  • Nha khoa

Bị đau răng khôn không nên ăn gì để phục hồi sức khỏe?

Hồng Duy 1 năm ago

Bài viết mới

  • Tổng hợp các trường Đại học có ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng
  • Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc P bao tử
  • Sử dụng thuốc 9 vitamin của Thái Lan có tốt không?
  • Hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa cho răng hàm dành cho người mới
  • Bật mí cách để có hàm răng trắng sáng

Chuyên mục

  • Giáo dục
  • Kiến thức nha khoa
  • Làm đẹp
  • Nha khoa
  • Sức khỏe
  • Tin tức

You may have missed

cac-truong-dai-hoc-co-nganh-vat-ly-tri-lieu (2) Tổng hợp các trường Đại học có ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng
  • Giáo dục

Tổng hợp các trường Đại học có ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng

Nhâm 4 ngày ago
thuốc P bao tử Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc P bao tử
  • Sức khỏe

Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc P bao tử

Phương 1 tháng ago
thuốc 9 vitamin của Thái Lan có tốt không Sử dụng thuốc 9 vitamin của Thái Lan có tốt không?
  • Sức khỏe

Sử dụng thuốc 9 vitamin của Thái Lan có tốt không?

Phương 1 tháng ago
dung-chi-nha-khoa-cho-rang-ham Hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa cho răng hàm dành cho người mới
  • Kiến thức nha khoa
  • Nha khoa

Hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa cho răng hàm dành cho người mới

Mai 3 tháng ago

Benhvienranghammataau.vn: Thông tin về sức khỏe cho mọi lứa tuổi, cách làm đẹp, tăng cường sinh lực, cẩm nang phòng bệnh chữa bệnh mới nhất.

DMCA.com Protection Status

Chuyên mục

Bài viết mới

  • Tổng hợp các trường Đại học có ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng
  • Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc P bao tử
  • Sử dụng thuốc 9 vitamin của Thái Lan có tốt không?
Copyright © All rights reserved. | Magnitude by AF themes.