Kiến thức nha khoa

Tác hại của cao răng là gì? Có nên lấy cao răng thường xuyên không?

Cao răng là lớp mảng bám cứng đầu gây mất thẩm mỹ cho răng miệng và có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, có nên lấy cao răng thường xuyên không?

Tác hại của cao răng

Cao răng gây ra những tác hại nào đối với sức khỏe răng miệng?

Các bệnh lý răng miệng luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Theo đó, các mảng cao là tác nhân gây nên rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực khôn lường nhưng rất nhiều người vẫn chưa nắm rõ được vấn đề này. Một số tác hại của cao răng đối với sức khỏe răng miệng như:

Làm răng mất thẩm mỹ đi

Một màu răng xỉn màu vàng, đen là nguyên nhân chính là mất đi vẻ đẹp của nụ cười. Mảng bám nếu không được làm sạch hoàn toàn sau bữa ăn thì trong vòng 15 phút, cao răng sẽ xuất hiện vô cùng cao. Cao răng không thể loại bỏ được chỉ với các phương pháp thông thường như đánh răng hay súc miệng, bạn cần đến ngay các trung tâm nha khoa để được xử lý cao răng một cách an toàn nhất.

Vì vây, khi gặp phải tình trạng này, bạn không còn cách nào khác buộc phải sống chung với nó mỗi ngày, làm mất đi sự tự tin vốn có trong giao tiếp hàng ngày. Tốc độ phát triển của cao răng ở mỗi người không giống nhau, đến các trung tâm nhà khoa là cách duy nhất để loại bỏ mảng bám cứng đầu này.

>> Tìm hiểu ngay: Bạn có biết cạo vôi răng giá bao nhiêu chưa? Để hiểu rõ hơn về dịch vụ nha khoa phổ biến này nhé.

Ổ vi khuẩn gây bệnh cho răng miệng

Thành phần chính của cao răng là carbonat, phosphate, cặn thức ăn, huyết thanh và nước bọt. Đây là môi trường sống lý tưởng cho các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Số lượng vi khuẩn phát triển nhanh với mật độ dày đặt có thể làm tình trạng răng miệng ngày càng xấu đi, hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Cao răng là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn phát triển

Một số bệnh lý với nguyên nhân chính do cao răng như:

  • Viêm nướu: Số lượng vi khuẩn rất lớn trong cao răng gây ra tình trạng viêm nướu. Nếu tình trạng này xảy ra quá lâu có thể làm tụt nướu, tiêu xương ổ răng làm cho người bệnh có cảm giác tê buốt vô cùng khó chịu.
  • Nha chu: Bệnh này có ảnh hưởng trực tiếp từ các bộ phận xung quanh răng với các triệu chứng như hôi miệng, răng ê buốt, chảy máu chân răng,…
  • Viêm niêm mạc miệng: Đây là một căn bệnh có nguồn gốc từ cao răng dẫn đến tình trạng lở miệng, nếu nặng hơn có thể ảnh hưởng đến hệ tai mũi họng và tim mạch.

Có nên lấy cao răng thường xuyên không?

Đây là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm trên các diễn đàn mạng trực tuyến hiện nay. Với những tác hại của cao răng đã được nêu rõ ở trên, bạn hoàn toàn nên lấy cao răng định kỳ theo chỉ định của nha sĩ.

Có nên lấy cao răng thường xuyên không?

Bạn cũng nên lưu ý, không được lấy cao răng với mật độ quá dày. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng men răng và phần nướu xung quanh răng. Vì vậy, sau khi lấy cao răng bạn cần phải có một khoảng thời gian đủ dài để răng phục hồi hoàn toàn.

Nếu bạn đang áp dụng liệu trình lấy cao răng 1 tháng/lần thì đây chắc chắn là một mật độ quá dày đặc. Chỉ trong vòng 1 tháng, các mảng bám cao răng vẫn chưa thể tái tạo thành các mảng lớn có thể dễ dàng quan sát được bằng mắt thường. Cho dù bạn có đến tái khám sớm thì nha sĩ vẫn chưa thể thực hiện lấy cao răng theo yêu cầu. Bạn nên theo dõi tình trạng răng miệng thường xuyên, chỉ lấy cao răng khi phát hiện có tình trạng mảng bám lớn trên bề mặt răng.

Hiện nay, theo các nha sĩ, chu kỳ lấy cao răng đúng nhất là 6 tháng/lần. Đây cũng dịp thăm khám định kỳ để bạn nắm rõ được tình trạng sức khỏe răng miệng một cách hiệu quả nhất.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể trả lời được chủ đề “Có nên lấy cao răng thường xuyên không?”. Việc lấy cao răng định kỳ sẽ giúp bạn phòng tránh được nguy cơ nhiễm các bệnh lý răng miệng thường gặp. Bạn hay tuân thủ lịch trình lấy cao răng theo chỉ định của nha sĩ để đem lại hiệu quả tốt nhất nhé.

Rate this post
Hồng Duy

Share
Published by
Hồng Duy

Recent Posts

Cao đẳng Dược liên thông Đại học mấy năm?

Có nhiều các bạn đang theo học hoặc đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng Dược…

1 tháng ago

Giải đáp Cao đẳng Dược TPHCM học bao lâu?

Cao đẳng Dược là ngành được quan tâm rất nhiều trong nhóm ngành y tế…

7 tháng ago

Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới? Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Răng khôn có cấu tạo phức tạp nhất trong hàm răng của con người nên…

1 năm ago

Đau răng hàm gây đau đầu có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Triệu chứng đau răng hàm gây đau đầu là vấn đề khá nhiều người gặp…

1 năm ago

Cách nhổ răng hàm tại nhà có xảy ra biến chứng gì không?

Có rất nhiều cách nhổ răng hàm tại nhà, tuy nhiên tự nhổ răng hàm…

1 năm ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm? Đây là…

1 năm ago