Nha khoa

Giải đáp: Có bầu có nên lấy cao răng không?

Lấy cao răng là vấn đề thường gặp ở những người hay bị mảng bám ở răng lâu ngày, vậy khi đang có bầu có nên lấy cao răng không? Nếu lấy thì có ảnh hưởng gì đến em bé và sức khỏe của mẹ bầu? câu trả lời sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Có nên lấy cao răng khi mang thai không?

Như chúng ta đã biết, cao răng có thể gây ra nhiều tác hại về răng miệng như hôi miệng, sâu răng, viêm họng, viêm nướu… Đặc biệt trong thời gian thai kỳ, hoocmon của cơ thể mẹ bầu thay đổi, lượng carbohydrate cũng được tiêu thụ nhiều hơn. Đồng thời, các triệu chứng ốm nghén như nôn mửa, đầy hơi, chảy máu chân răng… khiến chị em khó vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên. Điều này khiến sức khỏe cả mẹ và bé có thể bị ảnh hưởng, dễ dẫn đến tình trạng cao răng nặng.

Do đó, với câu hỏi có nên lấy cao răng khi mang thai không, thì các chị em có thể yên tâm là hoàn toàn đi được vì việc cạo vôi răng chỉ tác động lên bề mặt thân răng, đôi khi là nướu, nên không ảnh hưởng đến răng thật cũng như sức khỏe của thai nhi. Phụ nữ khi trong thời kỳ mang bầu, nếu bị cao răng mà không được làm sạch thì khi hooc môn trong cơ thể tăng cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Lấy cao răng định kình chính là  việc vệ sinh răng miệng rất cần thiết trong thời gian mang thai, phòng tránh các bệnh lý có thể xảy ra.

Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên lấy cao răng vào 3 tháng giữa thai kỳ bởi lúc này thai đã ổn định và sức khỏe của mẹ cũng đáp ứng được yêu cầu khi lấy cao răng. Với mẹ bầu những tháng đầu hoặc tháng cuối, cần có sự chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ nha khoa thì mới được thực hiện kỹ thuật này.

Một số thủ thuật liên quan đến răng khác không nên thực hiện trong thời gian thai kỳ là tẩy trắng răng, nhổ răng khôn, chụp X quang răng.

Lấy cao răng khi mang thai hoàn toàn an toàn và cần thiết

Xem thêm >> Sau khi lấy cao răng kiêng gì để tránh hại cho răng?

Có nên lấy cao răng khi mới sinh em bé không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, lấy cao răng là một thủ thuật đơn giản, không gây ảnh hưởng đến răng và phù hợp với tất cả các đối tượng như trẻ em, người lớn, người già, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Do đó, phụ nữ sau khi sinh hoàn toàn có thể thực hiện việc lấy cao răng mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ và em bé. Chỉ cần lưu ý dùng loại thuốc phù hợp dành cho phụ nữ đang cho con bú.

Những lưu ý khi lấy cao răng

Mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bản thân và thai nhi, cũng như việc lấy cao răng được thuận lợi nhất:

  • Trước khi lấy cao răng, phụ nữ mang thai cần khám và nhận được sự tư vấn của bác sĩ nha khoa để biết được tình trạng sức khỏe của mình có đủ để thực hiện cạo vôi răng hay không.
  • Khi lấy cao răng khi mang thai, bà bầu chỉ nên dùng phương pháp siêu âm để lấy cao răng, tránh chụp phim răng hay các biện pháp khác có thể gây chảy máu và viêm nhiễm răng.
  • Mẹ bầu chỉ nên dùng các loại thuốc dành riêng cho phụ nữ mang thai.
  • Tránh ăn các loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì chúng có thể khiến men răng bị tổn hại và chậm phục hồi hơn.

Các mẹ bầu nên tránh ăn thực phẩm, đồ uống gây tổn hại men răng

  • Không hút thuốc lá, bởi sau khi lấy cao răng, răng sẽ dễ bị ám màu ố vàng hơn.
  • Tránh để son môi hoặc các chất tạo màu khác dính vào răng.
  • Thực hiện đánh răng 2 lần/ngày và đúng cách. Sau khi ăn sử dụng chỉ nha khoa hay nước súc miệng, nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng, tránh thức ăn thừa dính vào răng, lâu ngày lại hình thành nên cao răng.
  • Thực hiện khám răng định kỳ 2 lần/năm để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường của răng và có biện pháp điều trị sớm, hiệu quả.

Sức khỏe răng miệng là vô cùng quan trọng cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Ngoài các thủ thuật không nên tiến hành như chụp X quang răng hay tẩy trắng răng, mẹ bầu hoàn toàn có thể lấy cao răng mà không gây ảnh hưởng xấu cho mẹ và bé.

5/5 - (1 bình chọn)
Hồng Duy

Share
Published by
Hồng Duy

Recent Posts

Cao đẳng Dược liên thông Đại học mấy năm?

Có nhiều các bạn đang theo học hoặc đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng Dược…

1 tháng ago

Giải đáp Cao đẳng Dược TPHCM học bao lâu?

Cao đẳng Dược là ngành được quan tâm rất nhiều trong nhóm ngành y tế…

7 tháng ago

Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới? Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Răng khôn có cấu tạo phức tạp nhất trong hàm răng của con người nên…

1 năm ago

Đau răng hàm gây đau đầu có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Triệu chứng đau răng hàm gây đau đầu là vấn đề khá nhiều người gặp…

1 năm ago

Cách nhổ răng hàm tại nhà có xảy ra biến chứng gì không?

Có rất nhiều cách nhổ răng hàm tại nhà, tuy nhiên tự nhổ răng hàm…

1 năm ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm? Đây là…

1 năm ago