Hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa cho răng hàm dành cho người mới

Chỉ nha khoa là gì? Có mấy loại chỉ tơ nha khoa xỉa răng? Cách dùng chỉ nha khoa cho răng hàm như thế nào?… Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết về chỉ nha khoa.

Chỉ nha khoa là gì?

Chỉ nha khoa là dụng cụ vệ sinh răng miệng ở bề ngoài mỏng nhẹ giống như chỉ quần áo tuy nhiên khác với những loại chỉ may quần áo loại chỉ này được sản xuất từ nhựa hoặc nilon có độ đàn hồi cao.

Khi các mảng bám trên răng tích tụ gây ra sâu răng và các bệnh về nướu. Việc sử dụng chỉ nha khoa sẽ loại bỏ thức ăn và mảng bám răng ở các kẽ răng ở các vị trí mà bàn chải đánh răng  không thể đánh được.

Những lợi ích nào khi dùng chỉ nha khoa?

Một số lợi ích khi dùng chỉ nha khoa như:

  • Phòng ngừa tình trạng viêm lợi: Nếu các mảng bám ở răng tích tụ sẽ là những nguyên nhân gây viêm lợi. Bởi vậy việc dùng chỉ nha khoa đúng cách loại bỏ được các mảng bám tích tụ ở nướu, lâu dần sẽ phòng ngừa được viêm lợi.
  • Hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Vi khuẩn tích tụ trong miệng sẽ làm ảnh hưởng đến mức glucose máu.
  • Phòng ngừa hôi miệng: Do vi khuẩn tích tụ trong miệng sẽ gây ra hôi miệng điều này làm cho bạn cảm thấy mất tự tin khi nói chuyện. Việc sử dụng nha khoa thường xuyên sẽ cải thiện hơi thở của bạn.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp: Ăn uống dẫn đến vi khuẩn tích tụ ở miệng sau đó có thể đi xuống cổ họng và vào đường hô hấp. Ngoài ra loại bỏ các vi khuẩn đường miệng gây bệnh viêm phổi, viêm phế quản.
  • Phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch: Mảng bám sẽ gây ra viêm lợi, chảy máu chân răng, chân răng chảy máu, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và tấn công cơ thể lâu dần sẽ dẫn đến các bệnh lý về tim mạch hoặc hình thành cục máu đông.

Nên dùng chỉ nha khoa loại nào cho răng hàm 

Trên thị trường hiện nay chỉ tơ nha khoa thường có 2 dạng chính:

  • Chỉ được gắn chắc trên một cung nhựa nhỏ.
  • Dạng chỉ sợi dài cuộn trong hộp.

Cụ thể được chia ra thành 2 loại:

  • Chỉ nylon: Bên ngoài sẽ được bao sáp hoặc không và gồm có nhiều mùi hương. Loại chỉ này chất liệu có nhiều nilon do đó khi dùng thường xuyên sẽ khiến các kẽ năng hẹp bị tưa rách ra.
  • Chỉ PTFE: Gồm sợ làm bằng chất liệu nhựa mảnh mượt và không để trượt qua lại ở kẽ răng hoặc  cả các kẽ răng hẹp và không bị tưa khi sử dụng.

Khi dùng đúng kỹ thuật cả 2 loại chỉ nha khoa sẽ mang lại hiệu quả làm sạch răng miệng tốt hơn. Nhưng tùy theo mục đích sử dụng và mỗi người có sở thích khác nhau mà sẽ chọn lựa loại  chỉ tơ phù hợp để không làm tổn thương đến răng đồng thời làm sạch răng hiệu quả.

Cách dùng chỉ nha khoa đúng cách

Để đạt hiệu quả tốt cho răng miệng khi dùng chỉ nha khoa bạn cần sử dụng đúng cách. Mỗi loại chỉ nha khoa sẽ có cách sử dụng khác nhau.

Chỉ nha khoa dạng cuộn

Khi lựa chọn dùng chỉ nha khoa dạng cuộn có cách sử dụng cụ thể như:

  • Cắt từ 45 – 60 chỉ nha khoa. Quấn chỉ nha khoa xung quanh hai ngón tay giữa và chừa lại lại khoảng 3 – 5 cm chỉ để vệ sinh răng.
  • Giữ sợi chỉ nha khoa bằng ngón tay cái và ngón trỏ.
  • Đặt chỉ nha khoa vào giữa hai răng tiếp đến nhẹ nhàng lướt sợi chỉ lên xuống, chà xát vào hai mặt của mỗi kẽ răng để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa. Chú ý không lướt chỉ nha khoa vào nướu vì sẽ làm xước hoặc bầm tím nướu răng. Nếu chỉ nha khoa chạm đến nước sẽ cần uốn cong sợi chỉ ở chân răng để tạo thành hình chữ C để chỉ nha khoa đi vào khoảng trống giữa nướu và răng.
  • Đối với các răng khác cần lặp lại những bước như trên. Với mỗi kẽ răng sử dụng đoạn chỉ nha khoa mới và sạch hơn.
  • Dùng nâng sợi chỉ nha khoa ra khỏi kẽ răng để sử dụng nước hoặc dung dịch súc miệng nhằm loại bỏ toàn bộ thức ăn thừa.

Cách dùng chỉ nha khoa cho răng hàm cũng thực hiện tương tự theo các bước ở trên.

Những người niềng răng việc dùng chỉ nha khoa sẽ trở nên khó khăn hơn do có mắc cài nên sẽ phức tạp và mất thời gian. Tốt nhất bạn nên lựa chọn loại chỉ nha khoa được làm bằng sáp để ít bị rách và kẹt trong mắc cài răng.

Cách dùng chỉ nha khoa cho người niềng răng

Cụ thể các bước sử dụng chỉ nha khoa cho người niềng răng như:

  • Cắt khoảng 45 – 60cm chỉ nha khoa.
  • Đứng trước gương để chỉ nha khoa được đưa đến đúng kẽ răng.
  • Luồn chỉ nha khoa giữa răng và dây chính. Cuộn xoắn hai đầu của chỉ nha khoa quanh ngón tay trỏ để chỉ nha khoa di chuyển dễ dàng hơn.
  • Đưa chỉ nha khoa vào giữa hai răng nhẹ nhàng hơn và di chuyển lên xuống dọc theo các mặt của cả hai răng. Để vệ sinh răng trên sẽ cần tạo hình chữ U ngược bằng chỉ nha khoa. Sau đó lướt chỉ nha khoa vệ sinh phía mặt bên của răng còn lại.
  • Gỡ chỉ nha khoa cẩn thận để tháo sợi chỉ ra để hạn chế tình trạng bật chỉ nha khoa ra mà không làm đứt chỉ.
  • Kỹ thuật dùng cho đến khi vệ sinh với toàn bộ hàm răng.

Cách dùng tăm chỉ nha khoa

Vệ sinh răng miệng bằng tăm chỉ nha khoa theo các bước:

  • Sử dụng ngón tay để giữ thân tăm và đầu tăm vào các kẽ răng.
  • Dùng đầu nhọn của tăm để xỉa vào kẽ răng nhằm loại bỏ thức ăn thừa tốt hơn.
  • Súc miệng nước muối hoặc dung dịch súc miệng nhằm loại bỏ vi khuẩn và cao răng thừa.

Xem thêm:

Phương pháp dùng chỉ vệ sinh nha khoa đúng chuẩn

Lưu ý khi dùng chỉ nha khoa

Không nên tiết kiệm chỉ nha khoa: Có nhiều người thường sử dụng đoạn chỉ ngắn để vệ sinh toàn bộ các kẽ răng. Việc tiết kiệm chỉ nha khoa sẽ vô tình gây ra tình trạng hôi miệng.

Không sử dụng lực quá mạnh: Dùng chỉ nha khoa mạnh tay sẽ làm cho sợi chỉ cắt vào nướu làm chảy máu và tổn thương các mô mềm. Điều này sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vị trí tổn thương gây viêm nướu.

Chọn chỉ nha khoa phù hợp với răng nên chọn loại chỉ mềm mịn nếu chọn loại chỉ thô cứng khi dùng làm lâu ngày có thể làm thưa răng.

Nên sử dụng phương pháp dùng chỉ nha khoa một lần một ngày để đảm bảo phát huy hiệu quả tối ưu nhất.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách dùng chỉ nha khoa cho răng hàm, hy vọng sẽ giúp bạn dùng chỉ nha khoa đúng cách đem lại bộ răng trắng sáng, nụ cười tự tin.

Rate this post
Mai

Share
Published by
Mai

Recent Posts

Cao đẳng Dược liên thông Đại học mấy năm?

Có nhiều các bạn đang theo học hoặc đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng Dược…

1 tháng ago

Giải đáp Cao đẳng Dược TPHCM học bao lâu?

Cao đẳng Dược là ngành được quan tâm rất nhiều trong nhóm ngành y tế…

7 tháng ago

Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới? Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Răng khôn có cấu tạo phức tạp nhất trong hàm răng của con người nên…

1 năm ago

Đau răng hàm gây đau đầu có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Triệu chứng đau răng hàm gây đau đầu là vấn đề khá nhiều người gặp…

1 năm ago

Cách nhổ răng hàm tại nhà có xảy ra biến chứng gì không?

Có rất nhiều cách nhổ răng hàm tại nhà, tuy nhiên tự nhổ răng hàm…

1 năm ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm? Đây là…

1 năm ago