Răng số 7 bị sâu có nên nhổ không? Những ảnh hưởng đến sức khỏe
Răng số 7 bị sâu có nên nhổ không? Câu hỏi này là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi tình trạng răng sâu vỡ gây ra cảm giác khó chịu kéo dài mà việc dùng thuốc cũng không có nhiều tác dụng. Trong bài viết dưới đây các bạn hãy cùng giải đáp câu hỏi trên nhé.
1. Răng số 7 có vai trò gì?
Răng số 7 nằm giữa răng số 6 với răng số 8 ( răng khôn), đây là chiếc răng quan trọng bậc nhất trên cung hàm của mỗi chúng ta với chức năng chính là nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày.
Có thể nói, răng số 7 là răng cuối cùng trong cung hàm khi mà chưa mọc răng số 8 hay không có răng số 8.
Răng số 7 chỉ mọc 1 lần duy nhất, nếu như mất cũng sẽ không mọc lại. Bởi vậy việc chăm sóc sức khỏe răng miệng rất quan trọng, nhất là răng số 7. Ở trẻ em thường mọc răng số 7 giai đoạn từ 12 – 13 tuổi khi các răng sữa phía trước đã thay hết. Mỗi người sẽ có 4 chiếc răng số 7 ở 4 cung hàm, trong đó bao gồm 2 răng hàm trên với 2 răng hàm dưới.
>>>Xem thêm: Cách sử dụng baking soda làm trắng răng mang tới hiệu quả tốt nhất
2. Răng số 7 bị sâu có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Sâu răng số 7 hàm trên hay hàm dưới mà bị sâu cũng ảnh hưởng và gây trở ngại không nhỏ đến sức khỏe. Vấn đề này đang được rất nhiều người quan tâm bởi răng hàm là một phần rất quan trọng trong cấu trúc hàm, đảm nhiệm những nhiệm vụ dưới đây:
- Khả năng nhai, nghiền thức ăn giảm bớt
Răng số 7 có vai trò quan trọng trong cung hàm nhai của con người. Do vậy nếu bị sâu thì chức năng này cũng ảnh hưởng không nhỏ. Tình trạng sâu răng sẽ tạo ra lỗ hổng trên răng, thậm chí còn phát sinh thêm cơn đau, khó chịu khi nhai. Đó cũng chính là lý do khiến người bị sâu răng bị chán hoặc biếng ăn.
- Cơ thể dần suy nhược
Răng số 7 bị sâu khiến cho cơ thể bị ảnh hưởng không nhỏ dẫn đến tình trạng suy nhược. Biểu hiện thường gặp như đau buốt, tê nhức khiến cho vùng hàm mặt phải mệt mỏi, khó chịu và chán ăn. Tình trạng đó nếu kéo dài khiến cho người bệnh mất sức đề kháng, khiến cho cơ thể yếu ớt, gầy gò, stress, sụt cân nghiêm trọng, tinh thần suy nhược.
- Ảnh hưởng đến cấu trúc răng ở xung quanh
Ngoài sức khỏe thì tình trạng sâu răng số 7 còn ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc răng lân cận. Nếu không kiểm soát tốt được tình trạng răng sâu khiến cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi, lây lan sang các răng bên cạnh. Đó cũng là nguyên nhân chính gây ra những biến chứng của viêm tủy, viêm lợi và viêm nha chu…
3. Răng số 7 bị sâu có nên nhổ không?
Tùy tình trạng sâu răng số 7 sau khi được thăm khám thì bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra chỉ định cụ thể. Thường khi bị sâu răng sẽ có 2 tình huống được giải quyết:
Bảo tồn răng thật: Không nên nhổ bỏ răng số 7 trường hợp sâu nhẹ. Thay vào đó là nạp sạch được tổ chức sâu, sau đó hãy trám răng và bọc sứ lại để bảo tồn răng sâu. Bởi nếu mất răng số 7 thì sẽ phải trồng lại sớm để đảm bảo chức năng ăn nhai của hàm răng.
Nhổ bỏ răng: Dù chức năng ăn nhai của răng số 7 rất quan trọng nhưng chỉ định nhổ răng số 7 cũng không hề hiếm gặp. Chỉ định đó áp dụng với trường hợp răng số 7 viêm nhiễm nặng, sâu vỡ lớn chỉ còn lại chân răng, răng lung lay hoặc do chấn thương, viêm kéo dài. Việc nhổ bỏ răng sẽ tránh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sau này.
Khi gặp bất kỳ vấn đề bất thường nào thì phải được xử lý càng sớm càng tốt.
Loại bỏ răng số 7 bị sâu vỡ nặng hay viêm nhiễm sẽ giải quyết triệt để cơn đau, điều trị tình trạng viêm nhiễm nhằm tránh bị lan rộng sang các vùng răng lân cận khác.
4. Hậu quả của mất răng 7
Mất răng số 7 khiến cho việc ăn uống của hàm cũng bị yếu đi nhiều. Do vậy mà việc nhai thức ăn không được nghiền kỹ sẽ ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày và đường ruột do thức ăn chưa được nhai kỹ.
Tình trạng mất răng số 7 khiến cho bạn phải tập trung nhai ở bên còn lại, điều đó khiến cho cơ nhai bên còn lại phát triển và khuôn mặt cũng bị lệch đi.
Răng số 7 mất mà không được trồng lại kịp thời gây ra tình trạng tiêu xương hàm. Trong năm đầu tiên thì tiêu xương diễn ra khoảng 20% và những năm tiếp theo cũng sẽ tăng lên.
Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ: Mất răng quá lâu khiến cho hai bên má bị hóp mặt, vùng da mặt bị chảy xệ và xuất hiện nếp nhăn trên khuôn mặt khiến cho bạn già đi nhiều so với độ tuổi. Với nữ giới thì điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ.
Răng số 7 sau khi nhổ sẽ tạo khoảng trống trên khuôn hàm khiến cho những răng gần kề có xu hướng đổ nghiêng, làm xô lệch những răng khác. Thậm chí còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống nhai. Cụ thể, nếu như mất răng số 7 thì răng số 8 với số 6 có xu hướng đổ nghiêng về khoảng trống đó, trong khi răng số 7 ở hàm đối diện cũng có xu hướng mọc dài ra do không có sự nâng đỡ gây cản trở khớp cắn.
Xáo trộn khớp cắn: Khi những răng cạnh số 7 có xu hướng đổ về khoảng trống và răng số 7 đối diện mọc dài ra quá mức, lâu dần sẽ phát sinh những vấn đề về khớp cắn tạo ra áp lực lên toàn bộ bộ máy nhai.
>>> Bạn có biết: Những thói quen xấu khiến răng bị sâu
5. Làm gì sau khi nhổ răng số 7?
Như vậy, thông tin trên giúp các bạn giải đáp câu hỏi “ răng số 7 bị sâu có nên nhổ không?” Và hậu quả của việc nhổ răng số 7. Nếu bạn cũng đang trong tình trạng nhổ răng số 7 thì phải có biện pháp càng sớm càng tốt.
Phương pháp trồng răng số 7 bằng implant được đánh giá là tối ưu và hiện đại nhất, hạn chế được ảnh hưởng đến răng khác so với phương pháp cầu răng hoặc răng tháo lắp:
Mỗi răng mới hoàn chỉnh gồm chân răng, thân răng được khôi phục hoàn toàn như răng thật.
Khả năng ăn sai với sức chịu lực tốt như răng thật, có thể nghiền nát thức ăn.
Nếu cầu răng phải mài 2 răng bên cạnh. Người có răng số 8 thì có thể làm cầu được nhưng với người chưa có thì không thể. Nhưng trồng implant là phương pháp tối ưu nhất.
Khi trồng implant sẽ hạn chế thấp nhất được tình trạng tiêu xương gây biến dạng khuôn mặt.
Impland có độ bền cao, người bệnh được tiết kiệm thời gian thăm khám, thậm chí răng Implant vẫn có thể tồn tại vĩnh viễn.
Bài viết trên đây nhằm giúp giải đáp thông tin về răng số 7 bị sâu có nên nhổ không? Qua đó có biện pháp khắc phục tốt nhất đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan khác nhé.