Categories: Sức khỏe

Thuốc Enterogermina là thuốc gì? Thuốc Enterogermina có tác dụng gì?

Nhiều mẹ có con nhỏ không còn lạ lẫm với loại thuốc Enterogermina – một trong những loại thuốc chứa lợi khuẩn giúp điều trị rối loạn đường ruột, tăng sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Thuốc Vậy Enterogermina là thuốc gì? Thuốc Enterogermina có tác dụng gì? Bài tổng hợp sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi này.

1. Thuốc Enterogermina là thuốc gì?

Thuốc Enterogermina điều trị và phòng ngừa rối loạn hệ tạp khuẩn đường ruột, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, đồng thời tăng khả năng chống lại các cuộc tấn công của các chủng vi khuẩn khác.

Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa

Dạng bào chế: Hỗn dịch uống 5ml và dạng viên

Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 ống 5ml, 2 vỉ x 10 ống 5ml

Thành phần: Bacillus Clausii

Thuốc Enterogermina có tác dụng gì? Cả 2 dạng bào chế của thuốc Enterogermina đều chứa hàng tỷ lợi khuẩn, làm phong phú thêm các chủng vi khuẩn thường trú đường ruột. Giúp phục hồi sự cân bằng của hệ vi khuẩn khỏe mạnh trong ruột, làm tăng sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể và tăng khả năng chống lại các cuộc tấn công của các chủng vi khuẩn khác.

Thuốc Enterogermina là thuốc gì?

2. Thuốc được chỉ định

  • Dùng cho người bị viêm ruột, nhiễm trùng đường ruột.
  • Trị tiêu chảy cấp và mãn tính, rối loạn đường ruột, tiêu chảy do virus
  • Bệnh tiêu chảy do không dung nạp tại đường tiêu hóa;
  • Trẻ em đang trong giai đoạn bú mẹ để điều trị rối loạn tiêu hóa cấp và mạn tính do độc tố hoặc rối loạn hệ tạp khuẩn đường ruột đi kèm với sản xuất vitamin bất thường và đồng hóa.
  • Giúp điều trị các tác dụng phụ của liệu pháp Helicobacter pylori ở người lớn;
  • Điều trị các tác dụng phụ của kháng sinh.
  • Phụ nữ bị nhiễm khuẩn âm đạo

Thuốc Enterogermina có tác dụng gì?

3. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Enterogermina như thế nào?

Enterogermina không phải là kháng sinh và có cơ chế hoạt động khác với kháng sinh. Do đó bác sĩ sẽ điều chỉnh thời điểm dùng Enterogermina giữa hai liều kháng sinh được kê đơn.

Thuốc enterogermina uống trước hay sau ăn? Sử dụng thuốc kèm với bữa ăn chính, vì thuốc sẽ hoàn toàn không có tác dụng nếu bụng rỗng hay lượng thức ăn quá ít. Cứ sau 1 tiếng bữa ăn chính, dùng thuốc thì người bệnh cần được uống thuốc. Chất enzim có trong Enterogermina sẽ làm nên chất xúc tác trong thức ăn giúp cho thức ăn tiêu hóa dễ dàng hơn.

Cách dùng:

Đối với dạng viên nang:

Bạn uống thuốc Enterogermina với nước lọc hoặc đồ uống khác.

Không nên phá vỡ, nghiền nhỏ hay nhai viên nang làm hỏng cấu trúc và sự hấp thu của thuốc.

Đối với dạng dung dịch uống:

Hãy lắc trước khi dùng, xoắn vặn phần nắp. Có thể dùng uống trực tiếp ngay hoặc pha loãng với nước hoặc sữa. Lưu ý khi đã mở nắp thì dùng trong thời gian ngắn. Tuyệt đối không sử dụng nếu phát hiện ống thuốc có màu hay mùi vị bất thường, nhất là khi đã lưu giữ trong một thời gian quá dài.

Liều dùng:

Viên nang: chỉ dùng cho người lớn, liều dùng từ 2 – 3 viên/ngày

Dạng dung dịch uống:

  • Người lớn: ngày dùng 2 – 3 ống.
  • Trẻ em và trẻ sơ sinh: ngày 1 – 2 ống.
  • Trẻ sơ sinh sinh non: 2 ml mỗi 8 giờ, hòa trộn với sữa, bơm qua ống nuôi ăn cho đến khi được 6 tuần tuổi sau sinh.

Thuốc Enterogermina 5ml

4. Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc

Cơ thể nổi mẩn đỏ tại các khu vực cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân

Khó chịu ở dạ dày

Nôn hoặc buồn nôn

Tương tác giữa vi khuẩn và vật chủ

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Enterogermina

  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú tham khảo bác sĩ trước khi dùng
  • Không nên lạm dụng thuốc cho trẻ, cần tham khảo ý kiến bác sỹ để cân đối liều lượng phù hợp
  • Nếu tác dụng phụ của thuốc kéo dài cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.
  • Bảo quản thuốc nơi khô ráo, tránh xa tầm tay của trẻ em.

Thuốc Enterogermina 5ml hộp 20 ống hiện đang được bán với mức giá dao động khoảng 135.000 – 140.000 đồng/hộp.

Trên đây là các thông tin về thuốc Enterogermina. Bạn đọc tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để thuốc phát huy được tính hiệu quả cao nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Hồng Duy

Share
Published by
Hồng Duy

Recent Posts

Cao đẳng Dược liên thông Đại học mấy năm?

Có nhiều các bạn đang theo học hoặc đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng Dược…

2 tháng ago

Giải đáp Cao đẳng Dược TPHCM học bao lâu?

Cao đẳng Dược là ngành được quan tâm rất nhiều trong nhóm ngành y tế…

7 tháng ago

Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới? Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Răng khôn có cấu tạo phức tạp nhất trong hàm răng của con người nên…

1 năm ago

Đau răng hàm gây đau đầu có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Triệu chứng đau răng hàm gây đau đầu là vấn đề khá nhiều người gặp…

1 năm ago

Cách nhổ răng hàm tại nhà có xảy ra biến chứng gì không?

Có rất nhiều cách nhổ răng hàm tại nhà, tuy nhiên tự nhổ răng hàm…

1 năm ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm? Đây là…

1 năm ago