Categories: Sức khỏe

Thuốc Tavanic 500 mg có tác dụng gì? Thuốc Tavanic 500mg giá bao nhiêu?

Thuốc Tavanic 500 mg là một loại thuốc điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, tế bào da viêm phế quản đồng thời điều trị nhiễm trùng tiết niệu. Cụ thể thuốc Tavanic 500 mg có tác dụng gì? Thuốc Tavanic 500mg giá bao nhiêu? Mời các bạn tìm hiểu chi tiết qua bài tổng hợp dưới đây.

1. Thuốc Tavanic 500 mg là thuốc gì?

Nhóm thuốc: Thuốc thuộc nhóm thuốc kháng sinh.

Thành phần: Chứa 500 mg levofloxacin

Dạng bào chế: Viên nén bao phim

Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ gồm 5 viên nén.

Nhà sản xuất: Thuốc Tavanic 500 mg được sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Sanofi – Pháp.

Thuốc Tavanic 500 mg

2. Tác dụng của thuốc Tavanic 500 mg

Hoạt chất Levofloxacin chứa trong thuốc là kháng sinh diệt khuẩn thuộc nhóm Fluoroquinolon tác động theo cơ chế ức chế tổng hợp DNA của vi khuẩn bằng cách tác động lên phức hợp DNA gynase và topoisomerase. Levofloxacin có phổ tác dụng kháng khuẩn rộng trên nhiều loại vi khuẩn gram dương và gram âm kế cả pneumococus, H.influenza, vi khuẩn không điển hình.

3. Chỉ định điều trị

Thuốc Tavanic 500mg được chỉ định trong các trường hợp sau: 

Tình trạng nhiễm trùng nhẹ hoặc trung bình cụ thể

  • Các đợt cấp của viêm phế quản mãn tính
  • Viêm xoang cấp tính
  • Nhận định là viêm phổi. Viêm phổi mắc phải cộng đồng.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu – sinh dục phức tạp có biến chứng.
  • Nhiễm trùng da và mô mềm.
  • Điều trị các nhiễm khuẩn khác: Do Levofloxacin là kháng sinh phổ rộng, thận trọng cân nhắc các kháng sinh khác trước khi sử dụng levofloxacin.

Thuốc Tavanic 500mg vỉ 5 viên

Xem thêm: Thuốc Concor 5mg là thuốc gì? Thuốc Concor 5mg giá bao nhiêu?

4. Liều lượng và cách dùng thuốc Tavanic 500 mg

Cách dùng thuốc hiệu quả:

Thuốc được dùng theo đường uống, uống trực tiếp với nước, không nghiền hay nhai nát. Viên thuốc Tavanic 500 mg có vạch giúp phân liều dễ dàng.

Nên uống trong bữa ăn hoặc giữa bữa ăn. Nên uống viên Tavanic ít nhất hai giờ trước hoặc sau muối sắt, muối kẽm, thuốc kháng axit có chứa magiê hoặc nhôm, hoặc didanosine (chỉ có công thức didanosine với nhôm hoặc magiê có chứa chất đệm), và quản lý sucralfate, kể từ khi giảm sự hấp thụ có thể xảy ra.

Cần thông báo tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn để bác sỹ đưa ra liệu trình phù hợp.

Liều lượng sử dụng:

  • Viêm xoang cấp: sử dụng 500 mg/ngày, uống từ 10 – 14 ngày
  • Các đợt cấp tính mãn tính, viêm phế quản: uống từ 250 – 500 mg/ngày, sử dụng từ 7 – 10 ngày
  • Người viêm phổi mắc phải cộng đồng: 500 mg từ 1 – 2 lần/ngày, uống 7 – 14 ngày
  • Đường tiết niệu phức tạp, nhiễm trùng: 500 mg mỗi ngày một lần 7 – 14 ngày
  • Viêm bể thận:  500 mg mỗi ngày 7 – 10 ngày
  • Nhiễm trùng da và mô mềm: sử dụng 250 – 500 mg từ 1 – 2 lần/ngày, sử dụng 7 – 14 ngày
  • Viêm tuyến tiền liệt: 500mg/lần/ngày sử dụng 28 ngày.

Trường hợp uống quá liều cần bổ sung liều mới càng sớm càng tốt, không tự ý uống bù 2 liều làm 1.

Chống chỉ định:

  • Người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú không được sử dụng.
  • Người già, suy gan thận, cần lưu ý kỹ tư vấn bác sỹ.
  • Không sử dụng ở bệnh nhân dưới 18 tuổi
  • Người có tiền sử bị động kinh, không sử dụng ở bệnh nhân dưới 18 tuổi

Thuốc Tavanic 500mg giá bao nhiêu?

5. Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.

Sử dụng thuốc Tavanic 500mg có thể gây một số tác dụng không mong muốn như sau:

Thường gặp: Mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, men gan tăng, tiêu chảy.

Ít gặp: Rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chán ăn, mẩn ngứa, phát ban.

Cần thông báo tình trạng sức khỏe của bạn cho bác sỹ nếu nghi ngờ bạn gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.

6. Thuốc Tavanic 500mg giá bao nhiêu?

Thuốc Tavanic 500 mg dao động trên dưới 250.000 đồng/hộp/1 vỉ x 5 viên.

Bài viết trên đã tổng hợp cơ bản về thuốc Tavanic 500 mg. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.

 

5/5 - (1 bình chọn)
Hồng Duy

Share
Published by
Hồng Duy

Recent Posts

Cao đẳng Dược liên thông Đại học mấy năm?

Có nhiều các bạn đang theo học hoặc đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng Dược…

1 tháng ago

Giải đáp Cao đẳng Dược TPHCM học bao lâu?

Cao đẳng Dược là ngành được quan tâm rất nhiều trong nhóm ngành y tế…

7 tháng ago

Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới? Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Răng khôn có cấu tạo phức tạp nhất trong hàm răng của con người nên…

1 năm ago

Đau răng hàm gây đau đầu có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Triệu chứng đau răng hàm gây đau đầu là vấn đề khá nhiều người gặp…

1 năm ago

Cách nhổ răng hàm tại nhà có xảy ra biến chứng gì không?

Có rất nhiều cách nhổ răng hàm tại nhà, tuy nhiên tự nhổ răng hàm…

1 năm ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm? Đây là…

1 năm ago