Categories: Sức khỏe

Thuốc Buscopan 10mg là thuốc gì? Thuốc Buscopan có tác dụng gì?

Thuốc Buscopan 10mg có tác dụng giúp làm giảm cơ đau do co thắt dạ dày, ruột, ống mật, đường niệu. Vậy thuốc buscopan có tác dụng gì và cần lưu ý gì khi sử dụng, hãy tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

1. Thông tin về thuốc Buscopan

Thuốc Buscopan được chỉ định cho co thắt dạ dày – ruột, co thắt và nghẹt đường mật, co thắt đường niệu, sinh dục, cơn đau quặn mật và thận.

Tên biệt dược: Buscomine injection hay Buscophavin.

Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa chống co thắt.

Thành phần: Hyoscine N-Butylbromide

Dạng bào chế:

  • Viên nén bao đường 10mg, quy cách đóng gói: hộp 5 vỉ x 10 viên.
  • Dạng ống chứa dung dịch tiêm: 20mg/ml x 1 ml x 6 ống dung dịch.

Đơn vị sản xuất: Boehringer Ingelheim pharma GmbH P& Co., KG – ĐỨC

Thuốc có tác dụng tích cực với những cơn đau bụng do sự co thắt cơ của ống tiêu hóa, làm dịu cơn đau hiệu quả. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng với cơn đau gây ra bởi niệu- sinh dục.

Thuốc Buscopan là thuốc gì?

2. Chỉ định

Trường hợp bị co thắt đường tiêu hóa hoặc niệu sinh dục.

Người bị co thắt ruột, dạ dày, ống mật trong đó gồm những triệu chứng có liên quan đến hội chứng liên quan đến hội chứng ruột kích thích.

Phòng và điều trị tình trạng đau bụng kinh.

Dạng viên nén chỉ định:

Người co thắt ruột dạ dày trong hội chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.

Người vị viêm nhiễm túi mật, đường dẫn mật, viêm tụy dẫn đến co thắt và nghẹt đường mật.

Co thắt đường niệu sinh dục do đau bụng kinh, viêm bàng quang, sỏi thận, viêm bể thận.

Dạng tiêm chỉ định:

Người bị co thắt dạ dày – ruột, mật và niệu – sinh dục cấp tính do trong đau quặn mật, đau quặn thận, viêm tụy, đẻ khó do co thắt cơ trơn tử cung.

Giúp quá trình chẩn đoán và điều trị khi co thắt là một trở ngại như trong nội soi dạ dày, tá tràng, chụp X quang.

Thuốc Buscopan có tác dụng gì?

3. Liều dùng và cách sử dụng Buscopan 

Thuốc Buscopan được sử dụng lúc đói hoặc no đều được.

Liều lượng sử dụng:

Đối với người lớn:

  • Dạng viên nén: liều dùng từ 1 – 2 viên nén/ngày, tối đa chỉ nên sử dụng 6 viên/ngày (trường đau bụng kinh nên sử dụng thuốc 2 ngày trước kỳ kinh và tiếp tục 3 ngày sau khi có kinh).
  • Dạng dung dịch tiêm: Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da với liều dùng là 10 – 20mg, tối đa 100mg/ngày.

Đối với trẻ em từ 6 – 12 tuổi:

  • Dạng viên nén: liều dùng 1 viên/lần x 3 lần/ngày
  • Dạng dung dịch tiêm: đối với trường hợp nặng, tiêm 0,3 – 0,6 mg/kg, ngày vài lần; liều tối đa được sử dụng là 1,5mg/kg/ngày.

4. Chống chỉ định

Dạng viên nén thuốc Buscopan 10mg chống chỉ định trong bệnh nhược cơ và to kết tràng. Đồng thời, thuốc không nên dùng cho người nhạy cảm với Hyoscine-N-butylbromide.

Dạng ống tiêm 20mg/ml: không dùng khi bệnh nhân bị tăng nhãn áp, phì đại tuyến tiền liệt kèm bí tiểu, hẹp cơ học đường tiêu hóa, nhịp tim nhanh, nhược cơ.

Thuốc Buscopan 10mg

5. Tác dụng ngoài ý muốn

Người bệnh gặp tình trạng khô miệng, lờ đờ, rối loạn bài tiết mồ hôi.

Dị ứng, sưng phù chân tay, phát bạn, ngứa ngáy khó chịu.

Tim đập nhanh, khó thở, bí tiểu.

Mờ mắt, hoa mắt, rối loạn tầm nhìn.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc

Suy gan hoặc suy thận. Trẻ em. Bệnh nghẽn đường tiêu hóa. Phụ nữ có thai, đặc biệt 3 tháng đầu thai kỳ. Nên ngưng cho con bú.

Tốt nhất trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh lý của các bạn, nhất là trường hợp mắc phải những bệnh về mắt như: bệnh tim, bệnh tăng nhãn áp, phì đại tuyến tiền liệt, bệnh tiêu hóa, dị ứng

Tuân thủ quá trình dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ, nếu gặp trường hợp tác dụng phụ kéo dài.

Trên đây là các thông tin về thuốc chống co thắt Buscopan, bài viết mang tính chất tham khảo, người dùng không tự ý sử dụng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sỹ hoặc dược sỹ.

5/5 - (1 bình chọn)
Hồng Duy

Share
Published by
Hồng Duy

Recent Posts

Cao đẳng Dược liên thông Đại học mấy năm?

Có nhiều các bạn đang theo học hoặc đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng Dược…

2 tháng ago

Giải đáp Cao đẳng Dược TPHCM học bao lâu?

Cao đẳng Dược là ngành được quan tâm rất nhiều trong nhóm ngành y tế…

7 tháng ago

Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới? Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Răng khôn có cấu tạo phức tạp nhất trong hàm răng của con người nên…

1 năm ago

Đau răng hàm gây đau đầu có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Triệu chứng đau răng hàm gây đau đầu là vấn đề khá nhiều người gặp…

1 năm ago

Cách nhổ răng hàm tại nhà có xảy ra biến chứng gì không?

Có rất nhiều cách nhổ răng hàm tại nhà, tuy nhiên tự nhổ răng hàm…

1 năm ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm? Đây là…

1 năm ago