35 tuổi niềng răng được không? Có những phương pháp niềng răng nào?
Cách để khắc phục tình trạng răng mọc sai lệch tốt nhất là niềng răng để giúp hàm răng đều đẹp, thẩm mỹ, cân đối khớp cắn. Độ tuổi nào thích hợp niềng răng? 35 tuổi niềng răng được không? Để có giải đáp chi tiết, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Độ tuổi niềng răng thích hợp
Phương pháp nha khoa niềng răng có thể áp dụng đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên ở mỗi lứa tuổi sẽ có phác đồ thực hiện niềng răng khác nhau, cụ thể như:
Trẻ từ 6 đến 11 tuổi: Sử dụng hàm trainer chỉnh nha
Việc sử dụng hàm trainer sớm cho trẻ sẽ giúp xương hàm phát triển định hướng theo khuôn mẫu nhất định, tránh tình trạng trẻ bị móm hay răng hô khi lớn lên. Ngoài ra hàm trainer còn giúp cho việc chỉnh nha ở độ tuổi trưởng thành được dễ dàng hơn.
Trẻ từ 12 đến 17 tuổi: Đây là lứa tuổi niềng răng đạt hiệu quả cao nhất
Trong giai đoạn này răng vĩnh viễn đã mọc hoàn thiện thay thế răng sữa, đồng thời xương hàm vẫn đang trong thời gian phát triển bởi vậy việc di chuyển, sắp xếp lại răng sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
Trẻ tuổi từ 18 đến 35 tuổi: Niềng răng hiệu quả
Độ tuổi này việc niềng răng vẫn sẽ đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên chi phí sẽ cao hơn khi niềng răng ở độ tuổi trẻ từ 12 – 17 tuổi.
Trên 35 tuổi: Vẫn có thể niềng răng
Từ 35 tuổi trở lên vẫn có thể sử dụng phương pháp niềng răng tuy nhiên cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để việc niềng răng đạt kết quả tốt.
Xem thêm:
- Những cách trị nhức răng tức thời
- Ăn gì để chữa nghiến răng? Cách phòng ngừa tình trạng nghiến răng khi ngủ
35 tuổi có niềng răng được không?
Theo như thông tin được chia sẻ về độ tuổi niềng răng thích hợp ở trên thì trong độ tuổi từ 7 – 16 tuổi là giai đoạn hiệu quả nhất vì lúc này xương hàm chưa phát triển hoàn thiện, có thể dịch chuyển nhằm đúng vị trí khớp cắn lý tưởng.
Tuổi càng cao xương hàm và cung răng đã cứng hơn nên khi chỉnh nha sẽ gặp khó khăn hơn.
Vậy 35 tuổi có niềng răng được không? Ở độ tuổi 35 vẫn có thể niềng răng được, việc chỉnh nha sẽ giúp cải thiện hàm răng khấp khểnh và trở nên chắc và đẹp.
Để đảm bảo có được kết quả tốt và an toàn sau khi niềng răng trường hợp người 35 tuổi cần đáp ứng một số điều kiện như:
- Nướu, xương hàm, cấu trúc nâng đỡ răng phải còn khỏe mạnh để đáp ứng được yêu cầu của việc chỉnh nha
- Số lượng răng không bị mất đi quá nhiều nhằm đảm bảo khi niềng răng sẽ dịch chuyển đúng lộ trình
- Các trường hợp răng bị lệch sai khớp cắn, răng hô, móm với tình trạng phức tạp do xương hàm lệch sẽ cần phải phẫu thuật trước khi niềng răng
Có thể thấy rằng ở độ tuổi 35 vẫn có thể niềng răng được để mang lại: Gương mặt được cân đối tự tin trong giao tiếp; Cải thiện phát âm do khớp cắn sai lệch; Hạn chế nguy cơ đau khớp hàm; Cải thiện tình trạng nhai khi lớn tuổi; Rối loạn khớp thái dương; Phòng ngừa các bệnh lý nha khoa…
Tìm hiểu phương pháp niềng răng cho người 35 tuổi
Ở độ tuổi 35 khi muốn niềng răng, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định áp dụng một trong 3 phương pháp dưới đây, cụ thể như:
Phương pháp Invisalign
Đây là phương pháp niềng răng hiện đại nhất, thay thế cho việc sử dụng mắc cài, dây cung. Phương pháp niềng răng Invisalign sử dụng chuỗi các khay niềng trong suốt được thiết kế riêng căn cứ theo tình trạng răng của từng người.
Trong quá trình niềng răng mỗi người sẽ đeo từ 20 – 40 khay đã được đánh số thứ tự tương ứng với từng giai đoạn dịch chuyển của răng.
Những người thường xuyên phải đứng trước đám đông hoặc người của công chúng sẽ lựa chọn phương pháp niềng răng Invisalign.
Ưu điểm của phương pháp niềng răng Invisalign
– Có tính thẩm mỹ cao
– Dễ dàng tháo lắp
– Người niềng răng sẽ cảm thấy thoải mái
Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của phương pháp niềng răng này là do khay niềng Invisalign được làm từ chất liệu nhựa nên dễ gãy, cần bảo quản đúng cách, đặc biệt tránh va đập mạnh để không gây ra những ảnh hưởng đến tiến trình của việc niềng răng.
Phương pháp mắc cài kim loại
Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại sẽ sử dụng hệ thống dây cung, trong đó mắc cài sẽ được sử dụng bằng chất liệu kim loại. Đây cũng là phương pháp được rất nhiều người lựa chọn niềng răng chỉnh nha.
Hiện nay có 3 loại niềng răng mắc cài kim loại như: Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống; Niềng răng mắc cài trong; Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp mắc cài kim loại như:
– Chi phí tiết kiệm, giá thành ở mức thấp
– Đem lại hiệu quả cao
– Thời gian được rút ngắn từ 1 – 6 tháng so với những phương pháp niềng răng khác
Tuy nhiên niềng răng mắc cài kim loại có nhược điểm là ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, mắc cài dễ cọ vào má khiến cho việc ăn uống hàng ngày của người mới niềng sẽ gặp khó khăn.
Phương pháp mắc cài sứ
Cơ chế hoạt động của phương pháp mắc cài sứ sẽ tương tự như niềng răng mắc cài kim loại, tuy vậy sẽ có sự khác biệt về chất liệu sử dụng làm mắc cài.
Phương pháp mắc cài sứ sẽ sử dụng chất liệu sứ để làm mắc cài và có màu gần giống với răng, điều này giúp tăng tính thẩm mỹ cho người niềng răng.
Niềng răng theo phương pháp mắc cài sứ hiện nay có 2 loại bao gồm: Mắc cài sứ cao cấp và mắc cài sứ tự buộc.
Ưu điểm của phương pháp mắc cài sứ:
– Có tính thẩm mỹ cao
– Đem lại hiệu quả chỉnh nha tốt
Tuy nhiên mắc cài làm từ chất liệu sứ nên khả năng chịu lực kém, nếu vệ sinh răng miệng không kỹ sẽ dễ bị bám màu.
Lưu ý khi niềng răng cho người 35 tuổi
Lựa chọn nha khoa uy tín
35 tuổi lúc này xương hàm đã phát triển hoàn thiện nên việc di chuyển các răng sẽ gây ra khó khăn bởi vậy cần tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín, đội ngũ chuyên môn cao, phác đồ điều trị phù hợp… Nhằm đảm bảo kết quả cao sau khi điều trị và an toàn về sức khỏe.
Lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp
Quá trình niềng răng sẽ diễn ra trong thời gian dài và đòi hỏi kỹ thuật cao, đặc biệt cần lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp.
Với mỗi tình trạng răng, điều kiện tài chính của bản thân mà lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp như: Niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng Invisalign, niềng năng mắc cài sứ.
Hy vọng với những thông tin benhvienranghammataau.vn chia sẻ ở trên bạn đọc đã có giải đáp cho thắc mắc: 35 tuổi niềng răng được không? Từ đó có thể lựa chọn cho bản thân phương pháp phù hợp. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập các bài viết khác để cập nhật thêm nhiều kiến thức Nha khoa hữu ích.