Nha khoa

Tổng hợp các phương pháp chữa viêm lợi bằng dân gian hiệu quả

Viêm lợi là một bệnh gây cho những  người mắc phải rất nhiều đau đớn, khó chịu.  Thực chất bệnh viêm lợi hình thành là do những mảng bám ở cao răng phân hủy thành vi khuẩn, đục khoét chân lợi gây ra đau đớn, hôi miệng. Bệnh viêm lợi không quá khó điều trị và cũng không nhất thiết phải điều trị bằng kháng sinh, hoàn toàn có thể chữa viêm lợi bằng dân gian. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số phương pháp chữa viêm lợi bằng dân gian hiệu quả.

1.Tổng hợp các phương pháp chữa viêm lợi bằng dân gian hiệu quả

1.1 Chữa viêm lợi bằng dân gian từ mật ong

Chữa viêm lợi bằng mật ong là một phương pháp chữa viêm lợi bằng các bài thuốc dân gian vô cùng hiệu quả, được nhiều người  sử dụng. Mật ong có tác dụng sát khuẩn rất cao và có thể làm hết các vết sưng tấy do nhiễm khuẩn ở chân lợi chỉ sau vài ngày.

Chỉ cần kết hợp mật ong với chanh là đã phát huy công hiệu của bài thuốc dân gian này. Những vết sưng nướu sẽ nhanh chóng biến mất, tuy nhiên cũng nên lưu ý phương pháp này chỉ có công hiệu chữa dứt điểm cho những trường hợp mới bị viêm lợi ở giai đoạn đầu, những người bị viêm lợi cấp tính sẽ không thể trị dứt điểm bằng phương pháp này.

Chữa viêm lợi bằng mật ong

Sử dụng mật ong và chanh  bằng cách súc miệng quanh vùng khoang miệng bị viêm nhiễm. Hoặc có thể hòa mật ong vào nước ấm để súc miệng, nhưng nên sử dụng cùng chanh là tốt nhất bởi cả 2 loại mật ong lẫn chanh đều có tính diệt khuẩn cực mạnh.

Nên súc miệng bằng phương pháp này khoảng 2 đến 3 lần/ ngày. Sau khi súc miệng xong nên chải răng thật kỹ.

1.2 Chữa viêm lợi bằng lá trầu không

Lá trầu không là một bài thuốc dân gian rất hay được sử dụng. Lá trầu không giúp ngăn ngừa  việc Oxy hóa cao, đồng thời cũng có khả năng kháng và diệt khuẩn vô cùng tốt . Vì vậy lá trầu không  vô cùng tốt cho những người mắc các bệnh về đường răng miệng.

Đối với bệnh viêm lợi, lá trầu không có tác dụng kháng, diệt khuẩn, làm giảm quá trình chảy máu chân răng, khiến cho khe hở giữa các vế thương được lành lại. đồng thời lá trầu không có thể chữa được mùi hôi của miệng do viêm lợi.

Theo nhiều Bác Sĩ tham vấn, khi sử dụng lá trầu không để chữa viêm lợi nên chọn những loại lá không quá già hoặc quá non. Nên hái lá trầu tự nhiên, hái vào khoảng 5h sáng là lúc lá trầu có nhiều dưỡng chất nhất.

Cách sử dụng lá trầu là pha với nước ấm, pha với khoảng 150ml nước. Sử dụng bằng cách súc miệng  khoảng 2-3 lần/ ngày.

1.3 Chữa viêm lợi bằng dân gian bằng lá lốt

Lá lốt thực chất là một loại thảo dược có tính ấm, không quá nóng, có khả năng giải nhiệt và tiêu viêm rất hiệu quả. Bên trong lá lốt sở hữu những thành phần sát khuẩn rất cao như: Benzylacetat, Alkaloid và Beta Caryophylen.

Chữa viêm lợi bằng lá tốt

Chữa viêm lợi bằng lá tốt có thể giúp giảm sưng, xoa dịu cảm giác đau đớn, ê nhức.

Để sử dụng lá lốt chữa viêm lợi cần chuẩn bị: nước muối, 1 nắm khoảng 20 cái lá lốt, nước ấm 100ml,…

Xử lý bằng cách rửa sạch lá lốt, ngâm lá lốt trong muối khoảng 30p để diệt các vi khuẩn, bụi bẩn.

Dùng dao thái nhỏ nắm lá lốt, cho vào máy xay sinh tố, nghiền sao cho thật nhuyễn. Tiếp tục cho vào 1 thìa nước muối và 100 ml nước ấm. Sau đó, xay đều hỗn hợp 1 lát, đổ ra tô dùng ray lọc, khăn xô để tách bã ra bên ngoài, lấy nước ép nguyên chất.

Sử dụng nước hỗn hợp lá lốt này để súc miệng khoảng 2-3 lần. ngày. Nhớ phải đánh răng thật kỹ sau khi súc miệng.

1.4 Chữa viêm lợi bằng tỏi

Tỏi có rất nhiều hoạt chất tốt trong nó, giúp tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt các thành phần sát khuẩn trong tỏi rất cao. Chữa viêm lợi bằng tỏi có thể giúp vùng lợi bị viêm ngăn ngừa được sự oxy hóa , giảm sưng tấy và giảm đau.

chữa viêm lợi bằng tỏi

Cách để chữa viêm lợi bằng tỏi  như sau: Bóc một vài nhánh tỏi, đập nhỏ, trộn với muối, sau đó đắp lên khu vực bị đau Bạn cũng có thể kết hợp tỏi với gừng để giảm đau, kháng viêm.

Hy vọng những thông tin về các bài thuốc dân gian trên đây mà chúng tôi cung cấp sẽ hỗ trợ được bạn trong việc điều trị viêm lợi./

Rate this post
Hồng Duy

Share
Published by
Hồng Duy

Recent Posts

Cao đẳng Dược liên thông Đại học mấy năm?

Có nhiều các bạn đang theo học hoặc đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng Dược…

1 tháng ago

Giải đáp Cao đẳng Dược TPHCM học bao lâu?

Cao đẳng Dược là ngành được quan tâm rất nhiều trong nhóm ngành y tế…

7 tháng ago

Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới? Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Răng khôn có cấu tạo phức tạp nhất trong hàm răng của con người nên…

1 năm ago

Đau răng hàm gây đau đầu có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Triệu chứng đau răng hàm gây đau đầu là vấn đề khá nhiều người gặp…

1 năm ago

Cách nhổ răng hàm tại nhà có xảy ra biến chứng gì không?

Có rất nhiều cách nhổ răng hàm tại nhà, tuy nhiên tự nhổ răng hàm…

1 năm ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm? Đây là…

1 năm ago