Categories: Tin tức

Công dụng thuốc Kedermfa là gì? giá thuốc Kedermfa là bao nhiêu?

Được biết đến là một trong những loại thuốc bôi ngoài da điều trị bệnh da liễu, thuốc Kedermfa sử dụng như thế nào và giá thuốc Kedermfa là bao nhiêu? Mời các bạn cùng tham khảo qua bài tổng hợp dưới đây.

1. Thuốc Kedermfa là thuốc gì?

Thuốc bôi Kedermfa là loại thuốc dùng ngoài da, có tác dụng kháng nấm phổ rộng trên bề mặt da và niêm mạc. Công dụng thuốc Kedermfa là chống nấm, kháng vi khuẩn và ký sinh trùng, …

Phân loại nhóm thuốc: Thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu

Tên thuốc: Kedermfa Cream

Dạng bào chế: kem bôi ngoài da

Quy cách đóng gói: hộp 1 tuýp 5g

Thông tin nhà sản xuất: Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm & bao bì Y tế Quang Minh MEDIPHAR – VIỆT NAM – vốn nổi tiếng với nhiều nhãn hiệu thuốc mỡ.

Thuốc Kedermfa là thuốc gì

Thành phần thuốc bôi Kedermfa bao gồm:

Ketoconazole: là một hoạt chất kháng nấm phổ rộng, có tác dụng với nhiều loại nấm gây bệnh như nấm bề mặt da, niêm mạc và nấm nội tạng. Ngoài ra, Ketoconazole còn nhạy cảm với vi khuẩn gram dương.

Neomycin: hoạt chất này có tác dụng chống nhiễm khuẩn, nấm, kháng virus và ký sinh trùng.

Mỡ trăn: thành phần mỡ trăn có tác dụng tái tạo tế bào, phục hồi bề mặt da và thúc đẩy vết thương mau chóng lành.

2. Thuốc Kedermfa có tác dụng gì?

Thuốc Kedermfa có các tác dụng như sau:

  • Thuốc có khả năng chống nấm phổ rộng trên da;
  • Điều trị các loại nấm da, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, eczema (chàm), thuốc trị hắc lào Kedermfa;
  • Tiêu diệt các loại nấm nhanh chóng, đồng thời giảm ngứa do do bị kích ứng da hoặc côn trùng đốt;
  • Kedermfa Cream được dùng để điều trị nấm da, các bệnh viêm da dị ứng, tiếp xúc, eczema (chàm), hắc lào… Thuốc còn có tác dụng giảm ngứa da do kích ứng hoặc do côn trùng cắn;
  • Thuốc cũng có tác dụng đối với một số loại vi khuẩn gram dương xâm nhập trên bề mặt da.

Cụ thể, thuốc bôi Kedermfa được dùng trong các trường hợp:

  • Nấm ngứa ngoài da, cụ thể là nấm móng, viêm nang lông do vi nấm, bệnh lang ben, bệnh hắc lào;
  • Phụ nữ bị nấm âm đạo candida tái đi tái lại nhiều lần;
  • Nấm nội tạng như: nấm Paracoccidioides, Histoplasma, Coccidioides, Blastomyces;
  • Dự phòng cho người có nguy cơ nhiễm nấm.
Thuốc Kedermafa có tác dụng gì?

Xem thêm: Bạn có biết thuốc Althax là thuốc gì và thuốc Althax chữa bệnh gì?

3. Chống chỉ định của thuốc Kedermfa

Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc

Phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định mang thai

Phụ nữ cho con bú

Tốt nhất, bạn nên thông báo tình hình sức khỏe hiện tại cho bác sỹ để nhận được lời tư vấn hợp lý, đảm bảo rằng sức khỏe của bạn không bị ảnh hưởng.

4. Cách sử dụng Kedermfa

Thuốc bôi Kedermfa là dạng kem, trước khi sử dụng cần làm sạch bề mặt da, bôi một lớp thật mỏng nhẹ lên bề mặt da cần điều trị.

Ngày sử dụng 2 lần (bôi sáng và bôi tối).

Thời gian điều trị: 2 tuần đối với nấm da thân, da đùi. 4 tuần đối với nấm tay, nấm chân.

Lưu ý: Không bôi thuốc Kedermfa lên vùng da bị trầy xước, tránh để kem rơi vào mắt.

5. Một số tác dụng phụ gặp phải

Trong thời gian sử dụng thuốc bạn có thể gặp phải các tình trạng như: da nổi mẩn đỏ, nổi mụn nước, da bong tróc, châm chích da.

Thông thường, những tác dụng phụ sẽ chấm dứt sau khi bạn ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài và trầm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc dược sỹ để được xử lý kịp thời.

Công dụng thuốc Kedermfa

6. Bảo quản thuốc

Văn chặt nắp sau khi sử dụng, tránh nhiệt độ cao và nơi ẩm thấp.

Sau khi sử dụng để thuốc ở trong tủ thuốc, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.

Không sử dụng thuốc hoặc thuốc hết hạn nên xử lý thuốc theo đúng quy định.

7. Giá thuốc Kedermfa là bao nhiêu?

Hiện nay thuốc Kedermfa có giá bán tham khảo là 8000 VNĐ/ tuýp 5g dạng bôi.

Trên đây là các thông tin về thuốc Kedermfa, bạn đọc cần tham khảo ý kiến bác sỹ, dược sỹ trước khi sử dụng.

5/5 - (1 bình chọn)
Hồng Duy

Share
Published by
Hồng Duy

Recent Posts

Cao đẳng Dược liên thông Đại học mấy năm?

Có nhiều các bạn đang theo học hoặc đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng Dược…

2 tháng ago

Giải đáp Cao đẳng Dược TPHCM học bao lâu?

Cao đẳng Dược là ngành được quan tâm rất nhiều trong nhóm ngành y tế…

7 tháng ago

Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới? Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Răng khôn có cấu tạo phức tạp nhất trong hàm răng của con người nên…

1 năm ago

Đau răng hàm gây đau đầu có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Triệu chứng đau răng hàm gây đau đầu là vấn đề khá nhiều người gặp…

1 năm ago

Cách nhổ răng hàm tại nhà có xảy ra biến chứng gì không?

Có rất nhiều cách nhổ răng hàm tại nhà, tuy nhiên tự nhổ răng hàm…

1 năm ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm? Đây là…

1 năm ago