Categories: Tin tức

Công dụng, liều dùng thuốc Paracetamol 650mg – Thuốc sử dụng cho những ai?

Ngày nay khi bị đau đầu người ta thường nghĩ ngay đến các loại thuốc giảm đau. Vật thuốc Paracetamol 650 mg có phải là thuốc giảm đau hạ sốt không? Cùng chúng tôi phân tích qua bài viết dưới đây nhé.

Thuốc Paracetamol 650mg có tác dụng gì?

Thuốc Paracetamol 650mg là một loại thuốc có tác dụng chính là hạ sốt thuốc làm tăng khả năng tỏa nhiệt và giúp hạ thân nhiệt ở những người đang bị sốt.

* Giảm đau: 
 
Paracetamol được dùng giảm đau tạm thời trong điều trị chứng đau nhẹ và vừa: đau đầu, đau răng, đau bụng kinh… Thuốc có hiệu quả nhất là giảm đau cường độ thấp có nguồn gốc không phải nội tạng.
Paracetamol không có tác dụng trị thấp khớp.
Paracetamol là thuốc thay thế salicylat (được ưa thích ở người bệnh chống chỉ định hoặc không dung nạp salicylat) để giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt. 
 
* Hạ sốt:
 
Paracetamol thường được dùng để giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, khi sốt có thể có hại hoặc khi hạ sốt nói chung không đặc hiệu, không ảnh hưởng đến tiến trình của bệnh cơ bản và có thể che lấp tình trạng bệnh của người bệnh.
Thuốc Paracetamol là thuốc gì?

Tìm hiểu thêm: Thuốc Migrin

Liều dùng với thuốc Paracetamol 650 mg

  • Uống thuốc với nước đã đun sôi, mỗi lần uống cách nhau từ 4-6 giờ. Trong trường hợp sau khi uống thuốc không thấy có dấu hiệu hạ sốt hoặc giảm đau, không được tăng liều và nên hỏi ý kiến của thầy thuốc.
  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: liều paracetamol thường dùng uống I viên/lần,
    không quá 6 viên/ngày.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: 1/2 viên/lần x 3-4 lần/ngày.

Những lưu ý khi dùng thuốc Paracetamol 650mg

  • Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận hoặc gan nặng.
  •  Người bệnh quá mẫn với paracetamol.
  •  Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydro-genase (G6PD).

Tác dụng phụ:

  •  Ít gặp: Ban da và những phản ứng dị ứng khác
    thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Người bệnh mẫn cảm với salicylat hiếm mẫn cảm với paracetamol và những thuốc có liên quan. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, paracetamol đã gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.
  •  Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn.
  • Nếu xảy ra những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, ngừng dùng paracetamol.

Sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú:

  • Thời kỳ mang thai: Chưa xác định được tính an toàn của paracetamol dùng khi thai nghén liên quan đến tác dụng không mong muốn có thể có đối với phát triển thai.
  • Thời kỳ cho con bú: người mẹ dùng paracetamol sau khi đẻ cho con bú, không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ nhỏ bú mẹ.

Do đó có thể cân nhắc sử dụng thuốc Paracetamol 650 mg cho phụ nữ có thai và cho con bú khi thật sự cần thiết.

Nên cân nhắc khi sử dụng thuốc Paracetamol

Xem thêm: Thuốc Paracetamol 500mg

Các dấu hiệu và cách sử lý khi uống thuốc Paracetamol 650 mg quá liều

Các dấu hiệu đầu tiên của quá liều paracetamol bao gồm ăn mất ngon, buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày, đổ mồ hôi, nhầm lẫn hoặc yếu. Các triệu chứng sau có thể bao gồm đau vùng thượng vị, nước tiểu sẫm màu, vàng da hoặc mắt trắng. Ngoài ra, việc sử dụng liều cao có thể dẫn đến ngộ độc paracetamol.

Hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất nếu bạn nghĩ rằng mình đã sử dụng thuốc quá liều.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về thuốc Paracetamol 650mg cũng như những lưu ý khi sử dụng. Hy vọng những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức về cách sử dụng Paracetamol liều lượng tốt nhất.

 

Rate this post
Ngân

Share
Published by
Ngân

Recent Posts

Cao đẳng Dược liên thông Đại học mấy năm?

Có nhiều các bạn đang theo học hoặc đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng Dược…

1 tháng ago

Giải đáp Cao đẳng Dược TPHCM học bao lâu?

Cao đẳng Dược là ngành được quan tâm rất nhiều trong nhóm ngành y tế…

7 tháng ago

Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới? Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Răng khôn có cấu tạo phức tạp nhất trong hàm răng của con người nên…

1 năm ago

Đau răng hàm gây đau đầu có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Triệu chứng đau răng hàm gây đau đầu là vấn đề khá nhiều người gặp…

1 năm ago

Cách nhổ răng hàm tại nhà có xảy ra biến chứng gì không?

Có rất nhiều cách nhổ răng hàm tại nhà, tuy nhiên tự nhổ răng hàm…

1 năm ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm? Đây là…

1 năm ago