Categories: Nha khoa

Trẻ em mấy tuổi thay răng? Cách chăm sóc trẻ khi thay răng?

Khi những chiếc răng sữa bắt đầu lung lay và rụng đi thì những chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế và theo trẻ suốt thời gian sau này. Vậy trẻ em mấy tuổi thay răng? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi ở trên, mời bạn đọc cùng theo dõi nhé.

Trẻ em mấy tuổi thay răng?

Trước khi thay răng trẻ sẽ mọc răng sữa. Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, thẩm mỹ, nói của khuôn mặt và tạo chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Răng vĩnh viễn sẽ mọc lên và phát triển ở bên dưới chiếc răng sữa. Khi răng sữa bị sâu sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn ở bên dưới. 

Thường trẻ sẽ có lứa tuổi mọc răng sữa như:

  • Từ 6 – 7 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa dưới;
  • Từ 8 – 9 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa trên.

Hầu hết khi trẻ được 3 – 4 tuổi sẽ có 20 chiếc răng sữa và trẻ sẽ bắt đầu có răng sữa lung lay ở độ tuổi 5 – 6 tuổi, tuy nhiên có một số trẻ có răng sữa lung lay bắt đầu khi 4 tuổi hoặc muộn hơn lúc 7 – 8 tuổi. Nhưng nếu trẻ có răng sữa bị lung lay và rụng sớm quá cũng cần đưa đi khám bác sĩ.

Răng vĩnh viễn sẽ thay thế răng sữa và theo đúng thứ tự cái nào mọc trước sẽ được thay trước.

Các răng vĩnh viễn sẽ mọc ở ngay vị trí răng sữa vừa rụng. Răng vĩnh viễn sẽ tạo ra áp lực ở bên dưới làm chân răng sữa bị tiêu dần đi, lung lay và rụng đi, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Ở trẻ em độ tuổi mọc răng vĩnh viễn phổ biến như:

  • Từ 6 đến 8 tuổi: Trẻ sẽ mọc 4 răng cửa dưới;
  • Từ từ 7 đến 9 tuổi: Trẻ sẽ mọc 4 răng cửa trên.

Việc mọc răng vĩnh viễn của trẻ sẽ là bình thường nếu thứ tự mọc giống với răng sữa, chiếc nào mọc trước thì sẽ rụng trước.

Mặc dù vậy thứ tự răng hàm trên sẽ khác hơn so với hàm dưới. Thứ tự phổ biến của răng hàm trên là: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng tiền cối – răng nanh và các răng cối lớn, thì đối với hàm dưới sẽ là: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng nanh – răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối.

Trẻ em thay răng vĩnh viễn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể như:

  • Do đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng: Đối với răng một chân thì thời gian thay răng sẽ diễn ra trong vài tuần nhưng răng cối nhiều chân thì thời gian thay phải mất đến vài tuần hoặc từ 1 – 2 tháng. Nếu răng mọc trong điều kiện thoải mái thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn các răng bị kẹt trong khe  hoặc bị chèn ép bởi những loại răng khác.
  • Thói quen của trẻ: Có những thói quen xấu của trẻ sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian thay răng của trẻ. Lúc răng sữa rụng trẻ sẽ thường đưa tay vào miệng hoặc dùng lưỡi tác động vào đó. Điều này sẽ dễ bị viêm nhiễm nên các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở để trẻ bỏ đi thói quen này.

Cha mẹ cần hết sức lưu ý nếu trẻ 10 tuổi mà chưa mọc đủ răng vĩnh viễn thì nên cho bé đi khám sức khỏe tại các cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt và tiến hành chụp răng để khảo sát tình trạng mọc răng trong phần xương hàm.

Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?

Tốt nhất trong quá trình thay răng ở trẻ em, các bậc phụ huynh không được tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà bằng cách sử dụng chỉ. Vì điều này sẽ dễ gây ra chảy máu chân răng sau nhổ và tạo nên vết thương hở ở nướu răng.

Ngoài ra thì việc đưa tay vào miệng sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và có nguy cơ gây ra nhiễm trùng nên để đảm bảo tốt nhất thì bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ hỗ trợ nhổ.

Tuy nhiên có một số trường hợp răng sữa không tự rụng đi mà  răng vĩnh viễn đã mọc lên, lúc này nha sĩ sẽ chủ động răng sữa để vĩnh viên mọc cho đúng vị trí.

Đối với trường hợp răng vĩnh viễn không có chỗ mọc lên và dẫn đến tình trạng lệch lạc, khi đó bác sĩ chuyên khoa sẽ nhổ sớm hoặc cần mài bớt cạnh của răng sữa lân cận để chiếc răng vĩnh viễn đó mọc đúng vào vị trí.

Trẻ em mấy tuổi thay răng?

Chăm sóc trẻ thay răng như thế nào?

Răng là bộ phận đầu tiên của cơ thể tham gia vào quá trình tiêu hóa và răng có chức năng cắt nhỏ thức ăn kết hợp cùng với lưỡi nhằm nghiền nhỏ thức ăn trước khi vào đường tiêu hóa, trộn đều lượng enzym có trong nước bọt vào thức ăn giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn, hạn chế tình trạng đau dạ dày. đóng vai trò quan trọng nên các bậc phụ huynh cần chăm sóc, bảo vệ răng cho trẻ một cách tốt nhất. Một số các cách chăm sóc trẻ khi thay răng như:

  • Bố mẹ không nên tự ý nhổ răng sữa khi chúng chưa đến thời gian rụng vì việc nhổ răng sai thời điểm sẽ khiến chân răng dễ bị nhiễm trùng.
  • Nên hướng dẫn trẻ dưới 3 tuổi dùng bàn chải đánh răng, sử dụng bàn chải nhỏ, mềm với lượng kem đánh răng tương đương với kích thước của một hạt gạo. không kem đánh răng vì trẻ dễ nuốt kem đánh răng gây nhiễm fluor, làm ố men răng;
  • Đối với trẻ em trên 3 tuổi thì có thể cho tự tập đánh răng cùng với kem đánh tăng chuyên dụng dành cho trẻ em để tránh tình trạng nuốt kem.
  • Trẻ cần đánh răng thường xuyên đúng cách bằng kem đánh răng có chứa fluor; nên đánh răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất là hai lần mỗi ngày; Ngoài việc đánh răng, sau mỗi bữa ăn nên cho bé súc miệng bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối loãng để duy trì sức khỏe răng miệng.
  • Đưa trẻ đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm soát và điều trị các bệnh về răng miệng sớm có hiệu quả tốt nhất.
  • Sau khi nhổ răng, bé nên được uống thuốc chống viêm theo kê toa của bác sĩ nha khoa và được tái khám theo lịch hẹn sau đó
  • Theo dõi thường xuyên quá trình thay răng và nên hạn chế cho trẻ ăn những loại kẹo ngọt, đồ ăn cứng vì dễ đến sâu răng.
  • Những chiếc răng mọc lên khiến trẻ có cảm giác đau đớn,vì vậy cha mẹ nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp hoặc nước hoa quả; hoặc sử dụng chườm nóng, lạnh để giảm bớt cảm giác đau của trẻ.
  • Trong quá trình thay răng trẻ dễ lấy lưỡi đẩy vào răng, mút tay, nghiến răng, thở bằng miệng, chống cằm… cha mẹ không nên cho trẻ làm các hành động này để hạn chế tình trạng răng hô, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc hoặc quá thưa, hay răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới.

Ngoài ra cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, … nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể trẻ, từ đó bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Bổ sung các dưỡng chất qua đường ăn uống hoặc sử dụng thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thu hơn. Tuy nhiên dùng thực phẩm chức năng nào thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi cho trẻ dùng.

Hy vọng bài viết ở trên được chia sẻ ở trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thông tin về trẻ em mấy tuổi thay răng?. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

 

 

Rate this post
Mai

Share
Published by
Mai

Recent Posts

Cao đẳng Dược liên thông Đại học mấy năm?

Có nhiều các bạn đang theo học hoặc đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng Dược…

1 tháng ago

Giải đáp Cao đẳng Dược TPHCM học bao lâu?

Cao đẳng Dược là ngành được quan tâm rất nhiều trong nhóm ngành y tế…

7 tháng ago

Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới? Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Răng khôn có cấu tạo phức tạp nhất trong hàm răng của con người nên…

1 năm ago

Đau răng hàm gây đau đầu có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Triệu chứng đau răng hàm gây đau đầu là vấn đề khá nhiều người gặp…

1 năm ago

Cách nhổ răng hàm tại nhà có xảy ra biến chứng gì không?

Có rất nhiều cách nhổ răng hàm tại nhà, tuy nhiên tự nhổ răng hàm…

1 năm ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm? Đây là…

1 năm ago