Categories: Tin tức

Bạn có biết: Đau răng sâu phải làm gì?

Sâu răng khiến cho người bệnh luôn cảm thấy đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và sinh hoạt. Hãy áp dụng các bài thuốc dưới đây để điều trị đau răng sâu hiệu quả nhất nhé.

1.1. Chườm đá lạnh

Một trong cách chữa đau răng sâu tại nhà đơn giản nhất đó là chườm đá lạnh. Biện pháp này được xem là rất hiệu quả đối với những trường hợp bị sưng vùng nướu hoặc đau răng do chấn thương.

Đau răng sâu phải làm gì

Bởi đá lạnh ở nhiệt độ thấp sẽ làm hạn chế lưu lượng máu đến vùng răng bị ảnh hưởng. Điều đó sẽ giúp làm “tê liệt” cơn đau một phần, do vậy có tác dụng làm giảm sưng và viêm.

Trường hợp bạn bị sưng má thì cũng có thể lấy túi đá lạnh để chườm lên vùng sưng giúp thuyên giảm tình trạng này. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do răng mưng mủ hoặc bị áp xe răng, chúng có thể gây nhiễm trùng răng hàm hay các vùng răng khác. Một số trường hợp nặng có kèm theo biểu hiện sốt.

Đau răng sâu phải làm sao? Ngoài cách chườm đá lạnh ở trên thì bạn có thể áp dụng mẹo chữa đau răng khác tương tự như sau:

  • Lấy một viên đá lạnh đặt trong lòng bàn tay ở cùng bên với khu vực đau răng.
  • Dùng viên đá để chà xát lên khoảng trống giữa ngón tay cái và ngón trỏ trong vòng 7 phút hoặc áp dụng cho đến khi bạn cảm thấy tê ở vị trí này.

Tuy nhiên phương pháp chườm đá lạnh chữa đau răng bị sâu chỉ có tác dụng tạm thời bởi nó sẽ chặn tín hiệu đau đi đến não do nhiệt độ thấp từ đá viên.

1.2. Dùng thuốc giảm đau răng

Đau răng sâu uống thuốc gì? Một trong cách chữa đau răng sâu tạm thời là bạn có thể dùng thuốc giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên thì mỗi đối tượng sẽ được chỉ định loại thuốc đau răng khác nhau, bởi vậy trước khi thực hiện bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ nhé.

Chẳng hạn như, bạn có thể dùng thuốc paracetamol có tác dụng làm giảm đau răng cho trẻ em và người trưởng thành. Tuy nhiên thuốc có chứa ibuprofen mặc dù cùng giúp làm giảm đau nhưng chống chỉ định dùng cho trẻ em. Với trẻ dưới 18 tuổi thì không nên tự ý dùng aspirin nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Đó là bởi thuốc aspirin làm tăng nguy cơ dẫn đến hội chứng Reye, đây là tình trạng nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Còn với người lớn khi dùng thuốc aspirin thì hãy uống trực tiếp, thay vì ngậm hoặc đặt viên thuốc ngay trên chiếc răng đau hay ở trên khu vực nướu bị sưng.

1.3. Súc miệng bằng nước muối

Bạn có thể dùng nước muối ấm súc miệng sẽ giúp làm loại bỏ các mảnh vụn thức ăn sót lại trong khoang miệng và ở trong các kẽ răng. Bên cạnh đó, dùng nước muối còn làm hạn chế cơn đau răng sâu hiệu quả với công dụng, giảm sưng, giảm viêm và làm giảm đau họng:

Cách dùng này khá đơn giản, bạn hãy lấy nước muối ấm để ngậm và súc miệng trong 30 giây trước khi nhổ ra. Bên cạnh đó thì bạn hãy lấy dung dịch nước muối sinh lý sẽ giúp làm “tiệt trùng” khoang miệng của mình.

1.4. Uống trà bạc hà

Tinh dầu bạc hà được sử dụng nhiều với mục đích kháng khuẩn răng miệng tốt, chúng còn có đặc tính gây tê, đồng thời giúp làm dịu cơn đau răng. 

Theo đó thì bạn có thể lấy lá bạc hà khô ngâm ngâm trong nước sôi khoảng 20 phút để làm thành trà bạc hà. Tiếp theo bạn hãy để nguội giúp để thưởng thức món uống này hoặc dùng nó để súc miệng.

Bên cạnh đó thì bạn còn có thể dùng một túi trà bạc hà ấm để áp lên vùng má bên chiếc răng đau trong khoảng vài phút giúp làm xoa dịu cảm giác khó chịu này.

Bên cạnh đó nếu không thích trà bạc hà, thì bạn có thể dùng tinh dầu bạc hà thay thế. Cách dùng như sau: Lấy một lượng chất lỏng lên miếng bông gòn tiệt trùng sau đó hãy áp nó vào khu vực đau răng. Đây là mẹo chữa đau răng sâu vô cùng hiệu quả

1.5. Trị đau răng tại nhà với tỏi

Tỏi là một gia vị được dùng nhiều trong nước chấm và điểm tô cho món ăn được dân gian áp dụng nhiều. Trong khi đó thì tỏi bổ sung hoạt chất allicin có khả năng kháng khuẩn mạnh, bởi vậy bạn có thể giúp làm xoa dịu cơn đau răng bị sâu đang “hoành hành” ở bạn.

Nếu như bạn muốn đẩy mạnh hiệu quả của allicin, thì bạn có thể nghiền nát tỏi tươi với một ít muối. Tiếp theo bạn hãy đắp hỗn hợp này lên chiếc răng đau, tuy nhiên hãy lưu ý phải pha loãng tỏi bởi chúng có thể bị kích ứng hoặc phỏng nướu.

1.6. Sử dụng oxy già

Một trong loại nước súc miệng kháng khuẩn răng miệng hiệu quả là dung dịch hydro peroxide hay oxy già. Nếu bạn còn thắc mắc đau răng sâu phải làm gì thì hãy súc miệng bằng dung dịch oxy già, có hiệu quả nhất khi bạn bị đau răng do nhiễm trùng. Thường người ta sẽ dùng nước súc miệng oxy già được pha chế theo tỷ lệ 1:1 giữa dung dịch hydrogen peroxide 3% và nước.

Đau răng sâu chữa bằng phương pháp dân gian

Lấy nước súc miệng oxy già được súc miệng trong 30 giây, sau đó hãy nhổ ra và  súc miệng nhiều lần với nước thường.

Tuy nhiên cần lưu ý, dung dịch oxy già sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu như bạn chẳng may nuốt phải. Bởi vậy bạn phải cẩn thận khi súc miệng. Tuy nhiên cách chữa đau răng sâu trên này không được chỉ định với trẻ em.

1.7. Sử dụng đinh hương

Cùng như tỏi và cây lá bạc hà thì đinh hương có tác dụng làm giảm đau răng sâu vô cùng hiệu quả. Trong cây định hương có chất gây tê tự nhiên là Eugenol. Loài cây này còn được dùng làm một loại gia vị có nguồn gốc từ quần đảo Maluku ở Indonesia. Bên cạnh đó, chúng còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, bởi vậy có tác dụng tốt trong việc chống nhiễm trùng răng và nướu.

Vậy đau răng sâu nên làm gì tại nhà thì bạn có thể dùng bông gòn thấm tinh dầu đinh hương sau đó đặt lên khu vực đau răng. Ngoài tinh dầu đinh lăng chiết sẵn thì bạn có thể dùng đinh hương khô để nhai sau đó giữ nó tại khu vực đau răng trong 30 phút.

Bài viết chữa đau răng sâu trên đây hi vọng sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng này ngay tại nhà hiệu quả nhất. Tuy nhiên các biện pháp trên chỉ có tác dụng làm giảm đau tạm thời, để điều trị hiệu quả cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân và thực hiện biện pháp theo bác sĩ.

Rate this post
Hồng Duy

Share
Published by
Hồng Duy

Recent Posts

Cao đẳng Dược liên thông Đại học mấy năm?

Có nhiều các bạn đang theo học hoặc đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng Dược…

1 tháng ago

Giải đáp Cao đẳng Dược TPHCM học bao lâu?

Cao đẳng Dược là ngành được quan tâm rất nhiều trong nhóm ngành y tế…

7 tháng ago

Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới? Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Răng khôn có cấu tạo phức tạp nhất trong hàm răng của con người nên…

1 năm ago

Đau răng hàm gây đau đầu có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Triệu chứng đau răng hàm gây đau đầu là vấn đề khá nhiều người gặp…

1 năm ago

Cách nhổ răng hàm tại nhà có xảy ra biến chứng gì không?

Có rất nhiều cách nhổ răng hàm tại nhà, tuy nhiên tự nhổ răng hàm…

1 năm ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm? Đây là…

1 năm ago