Nha khoa

Cao răng đen: Nguyên nhân và một số phương pháp làm trắng hiệu quả

Cao răng đen là tình trạng nhiều người mắc phải, không những ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn liên quan đến vấn đề sức khỏe răng miệng. Vậy tại sao cao răng có màu đen? Cách làm trắng như thế nào?

1. Nguyên nhân cao răng bị đen?

Theo chia sẻ của những bác sĩ nha khoa: Cao răng là mảng bám đã được vôi hóa bởi hợp chất muối Calcium phosphate có trong nước bọt. Những mảng bám này tồn tại sau khoảng một tuần thì biến thành cao răng.

Lớp cao này được hình thành ngay dưới đường viền nướu, có thể gây kích ứng mô nướu. Cao răng tạo thêm diện tích cho các mảng bám từ những thức ăn , sau đó phát triển chặt hơn, gây ra hiện tượng sâu răng và những tình trạng về nướu.

Cao răng đen là tình trạng nhiều người gặp phải

Thông thường, cao răng sẽ có màu trắng, ngà, vàng , nâu…Tuy nhiên, cao răng màu đen do về mặt của chúng có độ nhám, xù xì nhất định. Những loại thực phẩm có màu khi đi qua sẽ nhanh chóng bám lại, dần dần trở lên đen xỉn, nhất là ở những người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên.

Khi cao răng bị đen cũng là lúc chúng chúng tạo thành những mảng dày và lớn, cứng hơn so với cao răng ban đầu. Không chỉ tồn tại trên bề mặt răng mà nó còn lan sâu xuống nướu.

2. Cao răng màu đen có nguy hiểm không?

Những mảng bám màu đen khiến răng mất đi đọ sáng tự nhiên, gây mất thẩm mỹ.Đặc biệt, chúng còn gây ra một số tác hại. Cụ thể như:

Vi khuẩn trên cao răng sẽ tạo ra mùi hôi miệng, gây ảnh hưởng đến giao tiếp. Bên cạnh đó, những người cao răng đen thường hay bị chảy máu chân răng do nướu bị viêm. Đôi khi còn xuất hiện cơn đau, đặc biệt là khi ăn uống hay ấn mạnh vào.

Tình trạng này cũng gây nguy cơ viêm chân răng do vi khuẩn tấn công vào phần răng bị hở do viêm tụt nướu. Và mất răng cũng có thể xảy ra nếu cao vôi đóng quá nhiều và không được lấy sạch.

Cao răng màu đen cũng chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Những vi khuẩn này có thể theo vào cơ thể và gây những bệnh lý về phổi, tim mạch, ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Một số giải pháp khắc phục tình trạng cao răng đen

Những bác sĩ nha khoa cho biết: Cách an toàn và hiệu quả nhất để loại bỏ cao răng là thực hiện lấy cao răng ở nha khoa uy tín. Những bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để tách cao tăng ra khỏi mô răng mà không làm ảnh hưởng đến men và nướu.

Chanh có tác dụng loại bỏ mảng bám hiệu quả

Hiện nay, với công nghệ nha khoa hiện đại, lấy cao răng đã được thực hiện bằng máy cạo vôi siêu âm thay thế cho phương pháp lấy cao răng bằng tay truyền thống. Loại máy lấy cao răng bằng sóng siêu âm sẽ tạo ra độ rung trên đầu mũi máy, chính lực rung này làm các mảng cao răng bị bong ra dễ dàng.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số phương pháp tự nhiên bạn có thể thực hiện tại nhà:

  • Loại bỏ cao răng bằng chanh và giấm

Chanh và giấm có thành phần axit nhẹ, có khả năng làm mềm các vết vôi hóa và làm cho chúng long ra. Sử dụng một lượng nước cốt chanh vừa đủ để đánh răng hoặc súc miệng với giấm tiến hành 2 lần hàng ngày. Sau khoảng 2 tuần bạn sẽ thấy tình trạng vôi răng màu đen sẽ ko còn nữa.

  • Sử dụng backing soda

Baking soda được biết đến như một loại “thần dược” giúp làm răng trắng sáng. Lấy khoảng một nửa thìa cafe baking soda và hòa có một tí dung dịch ấm, trộn đều thành hỗn tạp sền sệt. Sau khi đánh răng xong, bạn có thể sử dụng hỗn hợp này để bôi lên cổ răng và dưới lợi, chà xát cho những hoạt chất thấm dần vào men răng trong một vài phút.

  • Cách làm sạch cao răng với vỏ bánh mì cháy

Sử dụng miếng bánh mì cho vào lò nướng tới khi lớp vỏ cháy đen.Dùng thìa cạo lớp vỏ cháy cho vào một chiếc bát. Nếu thấy vỏ cháy bánh mì nhiều thì đổ bớt vào túi zip và cất trong ngăn mát tủ lạnh để lần sau sử dụng tiếp.

Trộn đều vỏ cháy bánh mì và kem đánh răng theo tỉ lệ 1:1, dùng bàn chải đánh răng lấy hỗn hợp rồi chải nhẹ nhàng lên răng sau 3 phút sau đó súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ cặn đen.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về tình trạng cao răng đen cũng như cách khắc phục. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.

Rate this post
Hồng Duy

Share
Published by
Hồng Duy

Recent Posts

Cao đẳng Dược liên thông Đại học mấy năm?

Có nhiều các bạn đang theo học hoặc đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng Dược…

1 tháng ago

Giải đáp Cao đẳng Dược TPHCM học bao lâu?

Cao đẳng Dược là ngành được quan tâm rất nhiều trong nhóm ngành y tế…

7 tháng ago

Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới? Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Răng khôn có cấu tạo phức tạp nhất trong hàm răng của con người nên…

1 năm ago

Đau răng hàm gây đau đầu có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Triệu chứng đau răng hàm gây đau đầu là vấn đề khá nhiều người gặp…

1 năm ago

Cách nhổ răng hàm tại nhà có xảy ra biến chứng gì không?

Có rất nhiều cách nhổ răng hàm tại nhà, tuy nhiên tự nhổ răng hàm…

1 năm ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm? Đây là…

1 năm ago