Nha khoa

Cao răng là gì? Cao răng có tác hại ra sao?

Chúng ta vẫn hay thường nghe các nha sĩ khuyên rằng nên đi lấy cao răng một cách định kì nhưng vẫn có thắc mắc cao răng là gì, và nó có tác hại ra sao với sức khỏe? Cùng đi tìm hiểu những thông tin đó qua bài viết dưới đây.

Khái niệm cao răng là gì?

Cao răng thực chất là những cặn cứng bám trên bề mặt răng, những cặn cứng này tạo bởi các muối vô cơ như Canxi cacbonat hay phosphate cùng các cặn mềm do thức ăn để lại. Cao răng tạo ra bởi sự khoáng hóa của các mảng bám răng. Một số trường hợp cao răng còn gây ra bởi lắng đọng huyết thanh, cao răng thường có màu vàng hoặc màu đen và cứng. Bề mặt của cao răng xù xì, thô ráp và chúng ta có thể nhìn thấy cao răng bằng mắt thường.

Cao răng thường tích tụ nhiều ở các vị trí như mặt trong của răng cửa dưới, mặt trong của răng hàm dưới và ở mặt ngoài của răng hàm trên, gây mất thẩm mĩ.

Cao răng là tác nhân gây mất thẩm mỹ

Có các loại cao răng nào?

Phân biệt các loại cao răng theo vị trí, người ta chia thành hai loại cao răng đó là cao răng trên lợi và cao răng dưới lợi. Cao răng trên lợi ở vị trí phía trên của đường viền lợi, chúng ta có thể nhìn thấy loại cao răng này một cách dễ dàng. Cao răng dưới lợi xuất hiện ở phía dưới của đường viền lợi. Loại cao răng này thường khó quan sát.

  • Cao răng huyết thanh

Cao răng huyết thanh là một trong những dạng cao răng khá đặc biệt. Bạn đã biết cao răng thường có màu đen hoặc màu vàng, nhưng cao răng huyết thanh lại có màu nâu đỏ hoặc màu nâu đen. Sở dĩ có màu như vậy bởi cao răng huyết thanh hình thành do nướu bị viêm khiến chảy máu và đọng máu trên răng. Màu càng đậm thì chứng tỏ nướu của bạn càng bị chảy nhiều máu. Cao răng huyết thanh chứa nhiều vi khuẩn hơn so với cao răng thông thường, tốc độ gây viêm của loại cao răng này rất nhanh.

  • Cao răng mảng bám

Cao răng mảng bám là cao răng có màu đen, thường tích tụ ở chân răng và khó loại bỏ. Loại cao răng này hình thành do mảng bám thức ăn tồn đọng, tích tụ sau mỗi bữa ăn. Đa số những cao răng mảng bám này đã tích tụ trong thời gian dài, mảng bám khá dày và có thể hủy hoại men răng.

Tác hại của cao răng ra sao?

Tác hại đầu tiên mà bạn có thể thấy ngay đó là về mặt thẩm mĩ. Cao răng dù màu vàng, đen, màu nâu đỏ,…dù là cao răng huyết thanh hay cao răng mảng bám thì đều khiến mất thẩm mĩ. Hơn nữa, cao răng cũng khiến miệng có mùi hôi khó chịu. Cả hai điều này đều khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp với người khác. Ngoài mất thẩm mĩ, cao răng có tác hại gây ra một số bệnh khác ở xung quanh vùng lợi.

Cao răng gây mất thẩm mĩ và còn gây ra bệnh lý nghiêm trọng

Tác hại đáng chú ý hơn của cao răng đó là cao răng gây nên một số bệnh ở lợi cũng như bệnh quanh răng. Cao răng có thể gây ra viêm lợi với biểu hiện quan sát được như chảy máu khi đánh răng. Viêm chu nha cũng là một trong những căn bệnh bạn có thể mắc bởi cao răng, khiến tiêu xương làm bạn có cảm giác đau và ê buốt khi ăn, trường hợp xấu hơn có thể dẫn đến lung lay răng và rụng răng. Nguy hiểm hơn, cao răng còn có thể khiến bạn bị viêm tủy ngược dòng.

Để phòng ngừa cao răng tích tụ thì cách quan trọng nhất đó là chúng ta cần phải tập thói quen đánh răng đúng cách và sử dụng bổ sung các loại nước súc miệng mỗi ngày. Bạn nên thường xuyên kiểm tra răng miệng định kì để lấy cao răng cũng như phát hiện sớm được những tổn thương có thể gặp về răng miệng, tránh được thương tổn về răng miệng.

Hi vọng sau những chia sẻ trên bạn đã hiểu hơn thế nào là cao răng, các loại cao răng và tác hại của cao răng với sức khỏe răng miệng. Chúng ta cần thường xuyên kiểm tra và đi lấy cao răng định kì để tránh những bệnh không mong muốn về răng miệng.

Xem thêm >> Giải đáp: Có bầu có nên lấy cao răng không?

5/5 - (1 bình chọn)
Hồng Duy

Share
Published by
Hồng Duy

Recent Posts

Cao đẳng Dược liên thông Đại học mấy năm?

Có nhiều các bạn đang theo học hoặc đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng Dược…

2 tháng ago

Giải đáp Cao đẳng Dược TPHCM học bao lâu?

Cao đẳng Dược là ngành được quan tâm rất nhiều trong nhóm ngành y tế…

7 tháng ago

Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới? Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Răng khôn có cấu tạo phức tạp nhất trong hàm răng của con người nên…

1 năm ago

Đau răng hàm gây đau đầu có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Triệu chứng đau răng hàm gây đau đầu là vấn đề khá nhiều người gặp…

1 năm ago

Cách nhổ răng hàm tại nhà có xảy ra biến chứng gì không?

Có rất nhiều cách nhổ răng hàm tại nhà, tuy nhiên tự nhổ răng hàm…

1 năm ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm? Đây là…

1 năm ago