Categories: Sức khỏe

Thuốc Loratadin 10mg là thuốc gì? Thuốc Loratadin có tác dụng gì?

Khi bị ngứa, chảy nước mũi, nước mắt, hắt hơi nhiều người được khuyên dùng thuốc Loratadin 10mg. Vậy thuốc Loratadin là thuốc gì? thuốc Loratadin có tác dụng gì cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Thuốc Loratadin 10mg là thuốc gì?

Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc, cải thiện tình trạng hắt hơi sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi.

Thành phần: Loratadin 10mg, tá dược vừa đủ 1 viên nén.

Dạng bào chế của thuốc: Viên nén, viên ngậm và siro

Quy cách đóng gói: Vỉ 10 viên – Hộp 3 vỉ.

Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất

Tác dụng của thuốc:

Loratadin là thuốc kháng Histamin 3 vòng, hiệu quả tác dụng nhanh và kéo dài với hoạt tính đối kháng chọn lọc trên thụ thể H ngoại biên. Loratadin không phân bố vào não do đó không có tác dụng an thần, không gây buồn ngủ khi được dùng với liều dùng thông thường.

Thuốc có tác dụng nhanh, làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng, đồng thời chống ngứa, nổi mề đay.

Thuốc Loratadin là thuốc gì?

2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Loratadine

Thuốc được bào chế ở dạng viên nén và dạng siro, dùng theo đường uống.

Liều dùng đối với người lớn:

Người bị viêm mũi dị ứng: dùng 10mg Loratadine/ngày x 1 lần/ngày

Người bị mẩn ngứa, nổi mề đay:  sử dụng 1 viên Loratadine/ngày.

Liều dùng đối với trẻ em:

  • Trẻ em từ 2 – 5 tuổi: dùng 5 mg Loratadine dạng siro uống 1 lần/ngày.
  • Trẻ 6 tuổi trở lên: dùng 10 mg Loratadine uống 1 lần/ngày (viên nén, viên nang, viên nén phân huỷ).

Người bị suy gan hoặc suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút), dùng liều ban đầu là 1 viên, cứ 2 ngày một lần.

Tùy vào từng lứa tuổi và chứng bệnh cụ thể, người dùng cần tuân theo đúng chỉ định về liều dùng của bác sỹ tư vấn.

Thuốc Loratadin có tác dụng gì?

3. Tác dụng phụ của thuốc Loratadin 10mg

Các tác dụng phụ thường gặp như:

Đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi, khô miệng, mờ mắt, đỏ mắt, tiêu chảy, đau bụng, nổi phát ban.

Các tác dụng phụ hiếm gặp như:

Tim đập nhanh, đánh trống ngực, mệt mỏi đến ngất xỉu, rối loạn chức năng gan, kinh nguyệt không đều, động kinh, choáng phản vệ, co giật, trầm cảm.

4. Thận trọng trước khi dùng

Thông báo cho bác sỹ về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn, nếu bị dị ứng hay mẫn cảm với thành phần nào của thuốc.

Thông báo các thuốc kê toa và không kê toa, vitamin, các thực phẩm chức năng và các sản phẩm thảo dược bạn đang dùng hoặc dự định sử dụng.

Thông báo cho bác sĩ nếu bạn bị hoặc từng bị hen suyễn, bệnh thận hoặc bệnh gan

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú phải liên hệ bác sỹ để được tư vấn cụ thể.

Thuốc Loratadin 10mg bán giá bao nhiêu?

5. Khi quá liều xử lý như thế nào?

Khi sử dụng quá liều thì người lớn có thể gặp tình trạng đau nhức đầu, tim đập nhanh, đánh trống ngực, trẻ em đau tức ngực.

Cách xử lý: Trường hợp quá liều loratadin cấp, gây nôn bằng siro ipeca để tháo sạch dạ dày ngay. Dùng than hoạt sau khi gây nôn có thể giúp ích để ngăn ngừa hấp thu loratadin. Nếu gây nôn không kết quả hoặc chống chỉ định (thí dụ người bệnh bị ngất, co giật, hoặc thiếu phản xạ nôn), cần phải can thiệp để tiến hành rửa dạ dày với dung dịch natri clorid 0,9% và đặt ống nội khí quản để phòng ngừa hít phải dịch dạ dày.

Bảo quản thuốc nơi khô ráo an toàn theo hướng dẫn sử dụng.

6. Thuốc Loratadin 10mg có giá bán là bao nhiêu?

Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, ngứa và mày đay Loratadin 10mg (2 vỉ x 10 viên/hộp) có giá dao động từ 17.000 – 20.000 đồng/hộp. Người dùng có thể mua ở nhiều hiệu thuốc và đại lý bán lẻ.

Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sỹ để sử dụng thuốc an toàn hiệu quả.

5/5 - (1 bình chọn)
Hồng Duy

Share
Published by
Hồng Duy

Recent Posts

Cao đẳng Dược liên thông Đại học mấy năm?

Có nhiều các bạn đang theo học hoặc đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng Dược…

1 tháng ago

Giải đáp Cao đẳng Dược TPHCM học bao lâu?

Cao đẳng Dược là ngành được quan tâm rất nhiều trong nhóm ngành y tế…

7 tháng ago

Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới? Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Răng khôn có cấu tạo phức tạp nhất trong hàm răng của con người nên…

1 năm ago

Đau răng hàm gây đau đầu có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Triệu chứng đau răng hàm gây đau đầu là vấn đề khá nhiều người gặp…

1 năm ago

Cách nhổ răng hàm tại nhà có xảy ra biến chứng gì không?

Có rất nhiều cách nhổ răng hàm tại nhà, tuy nhiên tự nhổ răng hàm…

1 năm ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm? Đây là…

1 năm ago