Categories: Sức khỏe

Thuốc Pharcoter là thuốc gì? Thuốc Pharcoter giá bao nhiêu?

Thuốc Pharcoter giúp điều trị những cơn ho có đờm, hen suyễn, hỗ trợ long đờm hiệu quả. Cùng tìm hiểu thuốc Pharcoter là thuốc gì và thuốc ho Pharcoter có giá bao nhiêu.

1. Thuốc Pharcoter là thuốc gì?

Thuốc Pharcoter có tác dụng điều trị viêm nhiễm đường hô hấp như chữa ho, long đờm, hen suyễn, viêm phế quản cấp và mãn tính.

Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp

Dạng bào chế: Viên nén

Quy cách đóng gói: lọ 200 viên, 400 viên, 800 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên nén

Thành phần thuốc: Codeine hàm lượng 10mg, Terpin hydrate hàm lượng 100 mg và tá dược.

Thông tin nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm TW1( Pharbaco) – Việt Nam.

Thuốc Pharcoter là thuốc gì

2. Tác dụng của thuốc Pharcoter 

Pharcoter có thành phần chính là Terpin hydrat và Codein, 2 thành phần kết hợp cùng nhau có tác dụng làm giảm ho nhanh mạnh, giảm đờm, giảm sự khó chịu.

Codeine: thuộc nhóm thuốc giảm đau gây ngủ Opioid, ức chế mạnh trung tâm ho ở hành não, nên codein có tác dụng giảm ho rất hiệu quả. Tuy nhiên cũng giống như các dẫn chất khác của morphin, codein làm giảm nhu động đường ruột, gây táo bón và tăng áp lực đường mật.

Terpin hydrat: có tác dụng kích thích các tuyến bài tiết tăng tiết dịch ở niêm mạc đường hô hấp từ đó làm lỏng dịch tiết khí phế quản, đồng thời giải phóng hệ thống lông mao phế quản cho chúng dễ dàng hoạt động để đẩy đờm ra ngoài, giảm sự kích thích của đờm lên niêm mạc đường hô hấp trên. Từ đó giúp dịu cơn ho và thông thoáng đường hô hấp.

Chỉ định: Thuốc được chỉ định dành cho những người ho có đờm, ho lâu ngày, viêm phế quản cấp và mãn tính.

Thuốc chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Người ho do hen suyễn, suy hô hấp.
  • Trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Phụ nữ có thai & cho con bú.

Thuốc Pharcoter có tác dụng gì?

3. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Pharcoter

Dạng viên nén được sử dụng theo đường uống và uống sau khi ăn.

Liều dùng cụ thể như sau:

Người lớn: uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày.

Trẻ em trên 5 tuổi: uống 1/lần x 1 – 2 lần/ngày.

Hỏi ý kiến bác sỹ để được tư vấn liều dùng phù hợp

4. Tác dụng phụ của thuốc Pharcoter 

  • Tiêu hóa: giảm nhu động ruột, táo bón, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn
  • Trên hệ thần kinh: ức chế thần kinh, an thần, đau đàu mệt mỏi, choáng váng.
  • Phản ứng trên da: phát ban, mề đay, mẩn đỏ, ngứa da.
  • Hô hấp: ức chế ho hấp, giảm nhịp thở, giảm biên độ thở.
  • Với hệ tiêu hóa: gây buồn nôn, táo bón.
  • Tim mạch: giảm nhịp tim, giảm sức co bóp cơ tim, hạ huyết áp, hồi hộp hoặc mạch nhanh.

Nếu gặp các biểu hiện phản ứng phụ cần thông báo cho bác sỹ để tư vấn kịp thời.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Pharcoter: đây là thuốc kê đơn, người bệnh không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tuân thủ liều dùng và chế độ dùng thuốc

Thuốc Pharcoter giá bao nhiêu?

Xem thêm: Tìm hiểu về tác dụng và cách sử dụng thuốc Statripsine

5. Thận trọng khi sử dụng thuốc

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: cần cân nhắc trước khi sử dụng giữa lợi ích và tác hại, bởi thuốc có thể qua nhau thai với lượng nhỏ trong máu thai nhi và trong sữa mẹ.

Đối với người già: người khá nhạy cảm khi sử dụng thuốc, do đó không tùy ý sử dụng. Cần tham khảo ý kiến bác sỹ để có liều chỉnh phù hợp.

Thuốc có thể gây hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, do đó người lái xe, vận hành máy móc cần cân nhắc.

Khi bệnh nhân quên liều: uống bổ sung sớm nhất có thể, không uống gộp, uống bù liều trước.

6. Giá thuốc Pharcoter là bao nhiêu?

Thuốc được bán ở nhiều quầy thuốc, hiệu thuốc, nhà thuốc. Pharcoter được bán với giá dao động 480.000đ/hộp 1 lọ 100 viên nén.

Bài viết đã cung cấp các thông tin về thuốc Pharcoter. Các thông tin trên đều mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần liên hệ trực tiếp bác sỹ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
Hồng Duy

Share
Published by
Hồng Duy

Recent Posts

Cao đẳng Dược liên thông Đại học mấy năm?

Có nhiều các bạn đang theo học hoặc đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng Dược…

1 tháng ago

Giải đáp Cao đẳng Dược TPHCM học bao lâu?

Cao đẳng Dược là ngành được quan tâm rất nhiều trong nhóm ngành y tế…

7 tháng ago

Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới? Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Răng khôn có cấu tạo phức tạp nhất trong hàm răng của con người nên…

1 năm ago

Đau răng hàm gây đau đầu có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Triệu chứng đau răng hàm gây đau đầu là vấn đề khá nhiều người gặp…

1 năm ago

Cách nhổ răng hàm tại nhà có xảy ra biến chứng gì không?

Có rất nhiều cách nhổ răng hàm tại nhà, tuy nhiên tự nhổ răng hàm…

1 năm ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm? Đây là…

1 năm ago