Categories: Sức khỏe

Tìm hiểu về tác dụng và cách sử dụng thuốc Statripsine

Thuốc Statripsine trị bệnh gì? Các bạn hãy tìm hiểu những thông tin quan trọng về thuốc Statripsine trong bài viết dưới đây nhé!

1. Thuốc Statripsine có tác dụng gì?

Thuốc Statripsine có thành phần chính là 4,2mg Alphachymotrypsin (tương ứng với 4200 IU chymotrypsin). Bên cạnh đó, thuốc còn có một số tá dược khác vừa đủ một viên nén như Compressible sugar, bột mùi bạc hà, aspartam, magnesi stearat. 

Một hộp thuốc Statripsine gồm có 2 vỉ hoặc 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén. Thuốc Statripsine được bán phổ biến tại các cơ sở kinh doanh thuốc Tây y trên toàn quốc. Giá 1 hộp thuốc Statripsine khoảng 65000 VNĐ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc. Thuốc viên nén Statripsine là thuốc bán theo đơn, do đó, người bệnh cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ và đến những cơ sở uy tín để mua thuốc Statripsine tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.

Thuốc Statripsine là một loại thuốc có tác dụng điều trị tình trạng phù nề

Thuốc Statripsine là một loại thuốc kháng viêm, có tác dụng điều trị tình trạng phù nề sau chấn thương hoặc sau mổ, với các tình trạng như bong gân, chuột rút, nhiễm trùng, tổn thương mô mềm, chấn thương cấp, phù nề mi mắt và tan máu bầm. Ngoài ra, thuốc cũng làm lỏng các dịch tiết ở đường hô hấp trên ở người bệnh hen, viêm phế quản, các bệnh phổi và viêm xoang. Ngoài ra, thuốc Statripsine còn có một số tác dụng khác không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý, không sử dụng thuốc Statripsine để điều trị cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Hoạt chất Alphachymotrypsin chống chỉ định với những bệnh nhân bị giảm alpha-1 antitrysin. Chống chỉ định với những bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mãn tỉnh, đặc biệt là khi phế thũng, và những bệnh nhân bị hội chứng thận hư là các nhóm đối tượng có nguy cơ giảm alpha-1antitrypsin.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Statripsine

Cách dùng:

  • Với thuốc dạng viên ngậm: Đối với viêm ngậm dưới lưỡi, người bệnh nên chia thuốc làm nhiều lần trong ngày, để viên nén tan dần dần dưới lưỡi. Không dập nát thuốc, bẻ đôi thuốc mà để nguyên viên thuốc tan trong miệng. Không cần dùng đến nước uống.
  • Đối với thuốc dạng viên uống: Bạn có thể dùng khi lúc đói hoặc no, nên uống cả viên thuốc không cần nhai.

Liều dùng:

  • Nuốt 2 viên/ lần, ngày nuốt 3 – 4 lần.
  • Ngậm dưới lưỡi 4 – 6 viên/ ngày, chia làm nhiều lần cách nhau (nên để viên thuốc tan dần dưới lưỡi).
  • Đối với trẻ em, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc.

Lưu ý: Trao đổi với bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc cho trẻ nhỏ. Bạn nên sử dụng thuốc Statripsine đúng theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng với lượng lớn hơn, nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định.

3. Cách xử lý khi uống thuốc quá liều hoặc quên liều

Trong trường hợp bệnh nhân uống thuốc quá liều và có những triệu chứng bất thường, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để có phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, cần ghi lại hoặc mang theo danh sách những loại thuốc đang dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa cho bác sĩ.

Đối với trường hợp quên uống một liều thuốc, hãy uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều thuốc đó và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý, bệnh nhân không nên tự ý dùng gấp đôi liều đã quy định.

Nên sử dụng thuốc Statripsine đúng theo chỉ định của bác sĩ

Xem thêm: Tìm hiểu về cách sử dụng thuốc Imodium hiệu quả

4. Tác dụng phụ của thuốc Statripsine

Theo một số khảo sát, thuốc Statripsine được dung nạp khá tốt và hầu như không có tác dụng phụ hoặc không đáng kể. Không có bất kỳ tác dụng phụ lâu dài nào do sử dụng alphachymotrypsin ngoại trừ các đối tượng đã nêu trong mục thận trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người sử dụng thuốc có thể gặp những dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón, buồn nôn, nặng bụng, đầy hơi), phân bị thay đổi màu sắc, độ rắn và mùi. Với liều cao, phản ứng dị ứng nhẹ như đỏ da có thể xảy ra.

Trên đây không phải là tất cả những tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Statripsine. Do đó, nếu thấy những biểu hiện bất thường nào khác trong thời gian dùng thuốc, bạn cần báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời nhé.

5. Tương tác của thuốc Statripsine

Bất cứ một số loại thuốc nào khi dùng chung cũng có thể gây nên những tương tác làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gia tăng tác dụng phụ. Thuốc Statripsine có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Khi sử dụng thuốc Statripsine cần chú ý những điều dưới đây:

  • Alphachymotrypsin thường được dùng phối hợp với các loại enzym để làm tăng hiệu quả trong điều trị bệnh. 
  • Khi dùng thuốc với một số loại đậu như đậu nành dại, cà chua, đậu jojoba có chứa nhiều loại protein gây ức chế những hoạt tính của thuốc và protein này có thể bị bất hoạt khi đun sôi. Do đó, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý hay khi bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể cũng có thể làm tăng hoạt tính của thuốc. 
  • Không nên sử dụng thuốc với acetylcystein – đây là một loại thuốc thường dùng để làm tan đờm ở phổi. Ngoài ra, không nên dùng thuốc với các loại thuốc kháng đông có thể làm gia tăng hoạt tính của thuốc. 

6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Statripsine

Trước khi dùng thuốc, người bệnh nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ với các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Những người đang sử dụng các loại thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng).
  • Không nên điều trị bằng thuốc Statripsine trong trường hợp người bệnh bị rối loạn đông máu có di truyền, rối loạn đông máu không có yếu tố di truyền, vừa trải qua hoặc sắp trải qua phẫu thuật, dùng liệu pháp trị liệu kháng đông, bị dị ứng với các protein hoặc bị loét dạ dày.
  • Thuốc Statripsine chống chỉ định cho người bệnh bị phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), đặc biệt là khí phế thũng và những bệnh nhân bị hội chứng thận hư.

7. Cách bảo quản thuốc Statripsine

Bạn nên bảo quản thuốc Statripsine ở nhiệt độ phòng, tránh nơi có độ ẩm ướt và tránh ánh sáng trực tiếp. Đặc biệt, bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá, để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Ngoài ra, khi không sử dụng thuốc nữa thì bạn cũng không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vào đó, bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Mỗi loại thuốc sẽ có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. 

Trên đây là những thông tin về tác dụng cũng như cách sử dụng thuốc Statripsine. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, do đó, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị bệnh hiệu quả và an toàn.

Tổng hợp

Rate this post
Hồng Duy

Share
Published by
Hồng Duy

Recent Posts

Cao đẳng Dược liên thông Đại học mấy năm?

Có nhiều các bạn đang theo học hoặc đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng Dược…

1 tháng ago

Giải đáp Cao đẳng Dược TPHCM học bao lâu?

Cao đẳng Dược là ngành được quan tâm rất nhiều trong nhóm ngành y tế…

7 tháng ago

Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới? Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Răng khôn có cấu tạo phức tạp nhất trong hàm răng của con người nên…

1 năm ago

Đau răng hàm gây đau đầu có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Triệu chứng đau răng hàm gây đau đầu là vấn đề khá nhiều người gặp…

1 năm ago

Cách nhổ răng hàm tại nhà có xảy ra biến chứng gì không?

Có rất nhiều cách nhổ răng hàm tại nhà, tuy nhiên tự nhổ răng hàm…

1 năm ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm? Đây là…

1 năm ago