Sức khỏe

Vai trò quan trọng của công tác xã hội trong bệnh viện

Với sự phát triển hướng tới chăm sóc và phục vụ tốt hơn cho người bệnh, hoạt động công tác xã hội đang dần trở thành hoạt động không thể thiếu trong các bệnh viện. Công tác xã hội trong bệnh viện giúp người bệnh và gia đình ứng phó tốt hơn với những tác động của bệnh tật và làm cầu nối giữa bệnh nhân với đội ngũ nhân viên y tế trong bệnh viện.

Vai trò quan trọng của công tác xã hội trong bệnh viện

Công tác xã hội là một bộ phận của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe liên ngành. Bệnh viện là một trong những nơi cần có hoạt động của công tác xã hội nhất. Với yêu cầu ngày càng cao của công tác chăm sóc sức khỏe thì sự có mặt của nhân viên công tác xã hội đã hỗ trợ hiệu quả cho đội ngũ nhân viên y tế trong hỗ trợ giải quyết các vấn đề của bệnh nhân. Có rất nhiều vấn đề với người bệnh mà đội ngũ nhân viên y tế không thể quản lý hết như: vấn đề về tâm lý, tinh thần của cả người bệnh và người chăm sóc; hoạt động giáo dục, cung cấp kiến thức cho người chăm sóc; các trường hợp đặc biệt như bệnh nhân là nạn nhân của bạo lực, lạm dụng tinh thần thể chất, xâm hại tình dục,….

Sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên công tác xã hội đã giúp bệnh nhân yên tâm hơn trong quá trình điều trị, làm tăng thêm sự hài lòng của bệnh nhân và gia đình khi đến điều trị tại bệnh viện. Nhân viên công tác xã hội cũng là người điều phối, kết nối các nguồn lực, nguồn hỗ trợ trong và ngoài bệnh viện. Đội ngũ nhân viên công tác xã hội cũng làm công tác truyền thông đại chúng hiệu quả cho bệnh viện.

“Đội ngũ nhân viên công tác xã hội góp phần tích cực cho hoạt động chăm sóc cũng như các hoạt động truyền thông của bệnh viện” –  Thầy N.M.T, giảng viên trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ.

Những hoạt động công tác xã hội trong bệnh viện

Những hoạt động công tác xã hội trong bệnh viện gồm các hoạt động hỗ trợ cho người bệnh và người nhà người bệnh giải quyết các vấn đề liên quan đến ứng phó với bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh. Mục đích của công tác xã hội nhằm hỗ trợ bệnh nhân khắc phục những khó khăn để quá trình chữa trị bệnh tại bệnh viện đạt được hiệu quả tốt nhất. Các hoạt động cụ thể của công tác xã hội trong bệnh viện đó là:

  • Cung cấp thông tin, hướng dẫn các thủ tục hành chính, quy trình khám, chữa bệnh.
  • Hỗ trợ tâm lý – xã hội cho bệnh nhân và người chăm sóc trong quá trình điều trị (cả trước, trong và sau quá trình điều trị)
  • Biện hộ trường hợp, biện hộ chính sách và giáo dục cho bệnh nhân.
  • Kết nối và điều phối nguồn lực trong và ngoài bệnh viện.
  • Hỗ trợ nhân viên y tế theo dõi điều trị cho bệnh nhân
  • Các hoạt động khác: tư vấn qua điện thoại, kiểm huấn viên, nghiên cứu khoa học, tham gia các chương trình, hoạt động khác của bệnh viện,…

Những hoạt động thiết thực của công tác xã hội trong bệnh viện

Công tác xã hội trong bệnh viện tại Việt Nam

Tại Việt Nam, hoạt động công tác xã hội nói chung cũng như hoạt động công tác xã hội trong bệnh viện khá mới mẻ. Ngày 25/03/2010, Quyết định 32/2010/QĐ-Tg về Đề án phát triển nghề công tác xã hội được ban hành là cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển công tác xã hội tại Việt Nam. Công tác xã hội đã có mã nghề và là một nghề chính thức tại Việt Nam.

Các hoạt động công tác xã hội thực tế trong các bệnh viện hiện nay mới chỉ dừng lại ở các hoạt động chính đó là:

  • Hướng dẫn kiến thức, kỹ năng chăm sóc cho bệnh nhân và gia đình với hai hình thức: chia sẻ hàng ngày và qua các hội thảo, tọa đàm
  • Kết nối nguồn lực: Xin tài trợ cải thiện cơ sở vật chất, tài trợ xe lăn, hỗ trợ tiền xe đi lại, các suất ăn, tài trợ cho các bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt,…
  • Tham vấn tình cờ: thực hiện thông qua tiếp xúc hàng ngày, giải tỏa tâm lý căng thẳng cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; hòa giải xung đột; hỗ trợ qua các giai đoạn,…
  • Cung cấp thông tin, các thủ tục, quy trình khám chữa bệnh
  • Truyền thông cho bệnh viện

Nhân viên công tác xã hội hướng dẫn ân cần cho bệnh nhân

Tính đến nay, đã có nhiều bệnh viện tuyến Trung ương thành lập phòng công tác xã hội riêng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giảm áp lực cho đội ngũ y tế. Điển hình như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương,…

Có thể thấy công tác xã hội có vai trò quan trọng trong các bệnh viện. Để nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện, cần phát triển đội ngũ công tác xã hội ngày càng chuyên nghiệp hơn nữa.

Rate this post
Hồng Duy

Share
Published by
Hồng Duy

Recent Posts

Cao đẳng Dược liên thông Đại học mấy năm?

Có nhiều các bạn đang theo học hoặc đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng Dược…

1 tháng ago

Giải đáp Cao đẳng Dược TPHCM học bao lâu?

Cao đẳng Dược là ngành được quan tâm rất nhiều trong nhóm ngành y tế…

7 tháng ago

Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới? Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Răng khôn có cấu tạo phức tạp nhất trong hàm răng của con người nên…

1 năm ago

Đau răng hàm gây đau đầu có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Triệu chứng đau răng hàm gây đau đầu là vấn đề khá nhiều người gặp…

1 năm ago

Cách nhổ răng hàm tại nhà có xảy ra biến chứng gì không?

Có rất nhiều cách nhổ răng hàm tại nhà, tuy nhiên tự nhổ răng hàm…

1 năm ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm? Đây là…

1 năm ago