1 cái răng mọc trong bao lâu? Cách chăm sóc trẻ
1 cái răng mọc trong bao lâu? Đây là thắc mắc của nhiều những bậc cha mẹ đang nuôi con nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin giúp bạn đọc giải đáp đáp thắc mắc và hướng dẫn bạn cách chăm sóc khi trẻ mọc răng.
1 cái răng mọc trong bao lâu?
Mọc răng là một sự phát triển bình thường ở trẻ, điều này là dấu hiệu cho thấy hệ xương và răng của trẻ không thiếu hàm lượng canxi.
Tình trạng sức khỏe và thời kỳ phát triển sẽ ảnh hưởng đến tốc độ mọc răng của trẻ. Để nhú răng sữa lên sẽ cần một khoảng thời gian nhất định. Thông thường 1 chiếc răng sữa khi bắt đầu nhú ra khỏi lợi sẽ cần trải qua những giai đoạn bao gồm:
– Ban đầu lợi sưng đỏ (lúc này trẻ sẽ bị đau, quấy khóc nhiều hơn hoặc bỏ ăn)
– Lợi nứt ra và sẽ bắt đầu nhú mầm răng lên
– Răng sữa sẽ được đẩy lên trên lợi và hoàn thành quá trình mọc của 1 cái răng sữa
Khoảng thời gian từ khi lợi bắt đầu sưng đỏ đến khi một chiếc răng mọc lên trên lợi sẽ mất từ 1 – 3 tuần, tuy nhiên tùy theo cơ địa, sức khỏe của từng trẻ mà thời gian mọc sẽ ngắn dài khác nhau.
Ở một đứa trẻ phát triển bình thường răng sữa sẽ bắt đầu mọc từ khi 6 tháng tuổi đến khoảng 12 tháng tuổi có khoảng 6 chiếc răng và kéo dài đến khoảng 2,5 tuổi có khoảng 20 chiếc răng sữa hoàn chỉnh. Đây cũng là giai đoạn trẻ sẽ bắt đầu ăn dặm, trải nghiệm những loại thức ăn khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sắp mọc răng sữa
Khi trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là khi mọc răng sẽ có những dấu hiệu để nhận biết như:
- Chảy nước dãi nhiều do quá trình mọc răng kích thích nước dãi tiết ra trong khoang miệng của trẻ nên sẽ chảy ra nhiều hơn mức bình thường
- Nổi ban ở cằm và quanh miệng vì khi nước dãi chảy ra khỏi khoang miệng khiến cho vùng da như cằm, quanh miệng nổi ban giống như vết đỏ mẩn ngứa
- Ho và xuất hiện cục ở lợi: Khi chảy dãi nhiều trẻ dễ bị nghẹn gây ra ho
- Thích cắn: Răng chuẩn bị mọc lên sẽ khiến cho trẻ cảm thấy ngứa lợi, bứt rứt, khó chịu nên trẻ muốn cắn để giảm đi sự khó chịu
- Đau, sưng lợi, quấy khóc, chiếc răng đầu tiên mọc lên sẽ khiến cho trẻ bị đau và khó chịu nhất
- Bú ít và quấy khóc: Vì bị đau răng, đau lợi nên trẻ khó chịu sẽ bú ít hơn bình thường, cơ thể mệt mỏi
- Bị tiêu chảy kèm theo dấu hiệu sốt: Hệ miễn dịch của trẻ bị thay đổi khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra sốt, trong trường hợp thấy trẻ sốt cao kéo dài, tốt nhất phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở Y tế để thăm khám và có phương pháp xử lý phù hợp nhất
- Ngủ không ngon vì trẻ khó chịu từ những cơn đau răng
- Xuất hiện dấu hiệu kéo tai, dùng tay chà vào má: Các bộ phận như lợi, tai và má có chung một đường dây thần kinh và có sự tác động qua lại nên khi trẻ mọc răng sẽ có dấu hiệu kéo tai và chà vào má liên tục. Tuy nhiên nếu nhận thấy các dấu hiệu này xuất hiện trong thời gian dài nhưng không thấy mọc răng nên đưa trẻ đi khám
Xem thêm:
Cách chăm sóc trẻ khi mọc răng sữa
Trẻ mọc răng sữa sẽ kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Phụ huynh nên chú ý chăm sóc trẻ trong giai đoạn này để hạn chế các vấn đề về sức khỏe khác có thể xảy ra.
Một số cách chăm sóc trẻ khi mọc răng sữa như:
- Không nên ép trẻ ăn, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Chú ý cho trẻ ăn những món mềm như cháo hay súp để không gây đau đớn, đồng thời việc nhai sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn
- Cha mẹ trò chuyện, tham gia chơi các hoạt động cùng trẻ nhiều hơn
- Trẻ sốt trên 38,5 độ có thể sử dụng thuốc hạ sốt, tuy nhiên để đảm bảo an toàn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa
- Trong giai đoạn mọc răng trẻ sẽ đi ngoài nhiều lần trong ngày bởi vậy nên cho trẻ uống nhiều nước, sữa để bù lại lượng nước đã hao hụt
- Sử dụng miếng gạc sạch đã được làm ẩm để chà lợi, lưỡi cho trẻ một cách nhẹ nhàng để giảm cảm giác đau và vệ sinh khoang miệng sạch sẽ
- Massage nhẹ nhàng nướu răng của trẻ, tuy nhiên mẹ nhớ rửa sạch tay trước khi đưa vào khoang miệng trẻ nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập
- Trường hợp nhận thấy trẻ bị đau nhiều nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng thuốc uống hoặc bôi để giảm đau. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho trẻ cần tuân thủ theo đúng chỉ định của người có năng lực chuyên môn, hạn chế tình trạng xảy ra tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ
- Sử dụng núm vú giả hoặc các dụng cụ chuyên dùng cho trẻ khi mọc răng để giảm bớt cảm giác đau đớn, khó chịu trong thời gian mọc răng sữa
- Không nên cho trẻ ăn nhai các món dai cứng, khó nuốt, bên cạnh đó hạn chế những món ngọt nhiều vì sẽ gây ra bệnh lý răng miệng khác. Tốt nhất nên xây dựng cho trẻ khẩu phần ăn phù hợp với đa dạng các loại thực phẩm thịt, cá, rau củ trong mỗi bữa ăn hàng ngày từ đó bổ sung đầy đủ dưỡng chất thúc đẩy quá trình phát triển cơ thể, quá trình mọc răng diễn ra dễ dàng, nhanh chóng
Hy vọng rằng thông tin từ benhvienranghammataau.vn đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn: 1 cái răng mọc trong bao lâu? Đồng thời trong bài viết có hướng dẫn về cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ hiệu quả nhất. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập bài viết của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức Nha khoa hữu ích.