Bé mấy tuổi mọc răng? Hướng dẫn cách chăm sóc khi trẻ mọc răng

Bé mấy tháng tuổi mọc răng? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều các mẹ bỉm sữa khi lần đầu nuôi con. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để  có thêm nhiều thông tin và không cần quá lo lắng về vấn đề này. 

Trẻ mấy tháng mọc răng?

Mọc răng chính là cột mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao của bé từ giai đoạn bú mẹ sang ăn dặm. Đây cũng là lúc mà cơ thể bé cần  nhiều dưỡng chất hơn nên phụ huynh cần chú ý để đáp ứng được chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

Thường trẻ nhỏ sẽ bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 6 và quá trình diễn ra trong suốt thời gian đến khi trẻ được khoảng 2 tuổi. Trẻ sẽ có khoảng 6 chiếc răng khi 12 tháng tuổi và mọc đầy đủ 20 chiếc răng khi trẻ được 24 tháng ở cả hàm trên và hàm dưới.

Nhưng cũng sẽ có một số trường hợp trẻ mọc răng sớm từ khoảng tháng thứ 4 hoặc muộn hơn. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì việc mọc răng còn do các yếu tố như di truyền và thể chất của mỗi trẻ. Cụ thể như:

  • Di truyền: Gen di truyền của gia đình nếu có bố, mẹ hoặc người thân của trẻ mọc răng sớm thì trẻ cũng có thể mọc răng sớm hơn so với những trẻ bình thường khác.
  • Dinh dưỡng: Yếu tố này sẽ có vai trò quan trọng trong việc quyết định thời gian mọc răng của trẻ. Khi cơ thể được cung cấp đẩy đủ những dưỡng chất thì trẻ sẽ mọc răng đúng thời điểm.
  • Vitamin D, canxi: Trẻ bị thiếu Vitamin D  do không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sinh thiếu tháng hoặc không đủ canxi sẽ có khả năng mọc răng sữa chậm hơn những trẻ khác.

Răng sữa thường mọc theo thứ tự như:

  • Răng cửa trung tâm (đây là hai chiếc ở giữa miệng; thường là cặp dưới cùng trước sau là cặp trên)
  • Răng cửa bên (vị trí tiếp theo so với giữa)
  • Những chiếc răng hàm đầu tiên
  • Răng nanh (ở hai bên của răng cửa bên)
  • Răng hàm thứ hai

Các dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng sữa

Quá trình mọc răng của mỗi trẻ sẽ khác nhau, có những trẻ không có triệu chứng gì nhưng cũng có những trẻ đau đớn, quấy khóc khi mọc răng. Một số các dấu hiệu phổ biến khi trẻ mọc răng như:

  • Chảy nước dãi: Qúa trình mọc răng sẽ kích thích tiết nhiều nước dãi. Trẻ khi sinh ra được 10 tuần tuổi đến 4 tháng bắt đầu thực hiện công việc tiếp nước và tình trạng chảy nước dãi sẽ kéo dài và tiết ra nhiều hơn khi trẻ tiếp tục mọc răng.
  • Phát ban khi mọc răng: Nhận thấy trẻ mọc răng bị chảy nước dãi, đặc biệt khi sự nhỏ giọt này liên tục gây nứt nẻ, mẩn đỏ và phát ban quanh miệng, cằm hoặc cổ ngực.
  • Ho hoặc có phản xạ bịt miệng: Khi bị ho liên tục trẻ sẽ dễ bị ọc sữa ngay cả khi bé nhà bạn không có các dấu hiệu khác như cảm lạnh, cúm hoặc bị dị ứng.
  • Thường xuyên cắn: Do áp lực từ răng chọc qua dưới nướu và gây ra sự khó chịu cho trẻ, điều này làm giảm đi áp lực phản lực. Điều này dễ nhận thấy trẻ ngậm và cắn tất cả những thứ có thể đưa vào miệng bao gồm cả lục lạc, bàn tay, núm vú..
  • Quấy khóc, rên rỉ: Do mô nướu bị viêm nên sẽ khiến cho trẻ đau, quấy khóc, rên rỉ. Đặc biệt cảm giác rất đau khi mọc những chiếc răng đầu tiên.
  • Luôn thấy khó chịu: Khi những chiếc răng nhỏ đè lên nướu và trồi lên trên bề mặt thì trẻ rất  dễ cáu kỉnh, quấy khóc trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần.
  • Lười ăn: Việc ăn hoặc hút sữa sẽ khiến cho trẻ cảm thấy đau nướu và tồi tệ hơn nên sẽ lười ăn hơn những ngày bình thường.
  • Thức đêm: Giấc ngủ ban đêm của trẻ bị ảnh hưởng do bị khó chịu.
  • Có dấu hiệu kéo tai và xoa má: Khi trẻ mọc răng thì có thể giật mạnh tai hoặc cọ má vào cằm. Đôi khi còn thấy đau ở nướu ở những vị trí khác vì nướu và tai, má có chung đường dẫn thần kinh.

Mỗi trẻ sẽ có dấu hiệu mọc răng sữa khác nhau do đó các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách hơn khi có những dấu hiệu mọc răng.

Đa số trẻ nhỏ khi mọc răng đều kèm theo biểu hiện sốt

Cách chăm sóc bé trong giai đoạn mọc răng

Để giảm bớt sự khó chịu của trẻ khi mọc răng thì cha mẹ có thể thực hiện các cách chăm sóc dưới đây như:

Cho trẻ chơi đồ chơi mọc răng

Khi mọc răng trẻ sẽ thích nhai nên lúc này cha mẹ có thể lựa chọn những sản phẩm hỗ trợ mọc răng như đồ chơi mọc răng bằng cao su hoặc dùng bàn chải đánh răng mềm không dùng kem đánh răng để chà xát mạnh vào nướu của trẻ có thể xoa dịu được cảm giác đau của nướu.

Đây là biện pháp khá tốt để giảm đau khi mọc răng khi răng đẩy lên vào miệng.

Chườm lạnh

Khi nướu bị viêm và đau thì cha mẹ có thể chườm lạnh để giảm đau cho trẻ khi bị mọc răng bằng các cách như:

  • Để đồ chơi vào trong tủ lạnh: Khi nhai vật lạnh sẽ làm tê nướu, dự trữ những đồ chơi mọc răng hoặc khăn ướt vào trong tủ lạnh.
  • Uống nước lạnh: Một chai nước lạnh có thể làm dịu các cơn đau nướu cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Đối với trẻ không chịu bú bình thì  bạn có thể cho bé uống nước lạnh.
  • Các đồ ăn lạnh: Những đồ ăn vặt trong tủ lạnh như váng sữa, sữa chua có thể ngon miệng hơn đồ ăn nhẹ ở nhiệt độ phòng. Mẹ cũng có thể cho trái cây xay nhuyễn đông lạnh vào túi lưới cho trẻ ăn. Đối với những khối thức ăn lớn không thể gây nguy cơ mắc nghẹn mà nên có sự giám sát của người lớn. Tuyệt đối không nên để trẻ ngậm thức ăn lạnh cả ngày vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến lớp men trên răng đang mọc hoặc dẫn đến sâu răng sau này.

Thuốc giảm đau

Khi nhai, chà xát và ngậm thức ăn ướp lạnh không giảm đau cho bé, đồng thời nhận thấy bé thức đêm, quấy khóc thì bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa. Có thể cho em bé dùng một số loại thuốc như acetaminophen cho em bé (nếu em bé trên 2 tháng) hoặc ibuprofen (cho em bé trên 6 tháng). Đảm bảo làm theo hướng dẫn dùng thuốc một cách chính xác.

Ôm chặt và vỗ về con hơn vào ban đêm

Vì mọc răng dẫn đến nguyên nhân phổ biến gây ra chứng khó ngủ ban đêm ở trẻ nên nếu thấy bé thức giấc vào ban đêm thì hãy để một vài phút để trẻ tuổn định lại được giấc ngủ. Hoặc có thể xoa dịu bé bằng một vài cái vỗ về nhẹ nhàng.

Ngoài ra khi thấy trẻ sốt thì cha mẹ chỉ cần lau nước ấm và bổ sung nước thường xuyên cho trẻ. Đối với trẻ bị sốt cao từ 38,5 độ C trở lên thì nên dùng thêm thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol. Đồng thời cũng cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt bằng cách lau sạch nước dãi chảy quanh miệng và nướu bằng khăn mềm, sạch. Hãy cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, không nên ăn quá nóng hoặc quá lạnh và cần bổ sung thêm hàm lượng canxi trong bữa ăn hàng ngày.

Hy vọng bài viết ở trên được chia sẻ ở trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thông tin về trẻ mấy tháng tuổi mọc răng?. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Rate this post
Mai

Share
Published by
Mai

Recent Posts

Cao đẳng Dược liên thông Đại học mấy năm?

Có nhiều các bạn đang theo học hoặc đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng Dược…

1 tháng ago

Giải đáp Cao đẳng Dược TPHCM học bao lâu?

Cao đẳng Dược là ngành được quan tâm rất nhiều trong nhóm ngành y tế…

7 tháng ago

Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới? Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Răng khôn có cấu tạo phức tạp nhất trong hàm răng của con người nên…

1 năm ago

Đau răng hàm gây đau đầu có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Triệu chứng đau răng hàm gây đau đầu là vấn đề khá nhiều người gặp…

1 năm ago

Cách nhổ răng hàm tại nhà có xảy ra biến chứng gì không?

Có rất nhiều cách nhổ răng hàm tại nhà, tuy nhiên tự nhổ răng hàm…

1 năm ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm? Đây là…

1 năm ago