Cao răng nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe? Lấy cao răng như thế nào?
Theo những bác sĩ nha khoa: Cao răng nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe? hay Lấy cao răng như thế nào? là vấn đề nhiều người thắc mắc. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu vấn đề trên, hãy tham khảo thông tin qua bài chia sẻ dưới đây.
1. Cao răng nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?
Một kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, khoảng 70% trọng lượng mảng bám trên rằng là vi khuẩn, tức trong 1mg mảng bám chứa tới một tỉ con vi khuẩn.
Sau khi ăn khoảng 15 phút, sẽ có một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng. Nếu không được làm sạch, các vi khuẩn sẽ kéo đến và tích tụ ngày càng dày lên, gọi là mảng bám rồi thành cao răng.
Cao răng không những gây ảnh hưởng đến tình thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như viêm lợi với các biểu hiện đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi.
Bên cạnh đó, cao răng cũng có thể gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng. Để hạn chế những ảnh hưởng này, cao răng cần được lấy sạch. Những bác sĩ khuyến cáo nên đi kiểm tra các mảng bám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Không nên đợi có cao răng mới đi lấy, vì khi cao răng hình thành thì đã gây ra tổn thương và để lại hậu quả.
2. Lấy cao răng như thế nào? Cách lấy cao răng an toàn và hiệu quả
Có rất nhiều cách để loại bỏ cao răng. Dưới đây là một số phương pháp an toàn và hiệu quả bạn có thể tham khảo:
- Sử dụng dầu dừa
A-xít lauric trong dầu dừa có tác dụng loạibỏ các mảng bám tạo vi khuẩn trên răng và đem lại hơi thở thơm tho. Bạn chỉ cần sử dụng một ngón tay xoa một ít dầu dừa lên răng mỗi buổi sáng rồi đánh răng và súc miệng lại bằng nước sạch.
- Dùng baking soda với nước cốt chanh
Baking soda giúp loại bỏ các vết xỉn màu trên bề mặt răng, đồng thời làm giảm nồng độ a-xít trong miệng. Bạn có thể trộn muối với một ít nước cốt chanh rồi dùng bàn chải chà lên răng. Để hỗn hợp này thấm khoảng vài phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch.
- Làm sạch cao răng bằng đường nâu
Để đánh bay lớp cao răng đáng ghét, bạn có thể ngậm một thìa đường nâu trong 10 – 15 phút cho đến khi đường tan. Tiếp đó, nhổ bỏ dung dịch này và chải răng như bình thường. Khi thực hiện cách này, bạn cần lưu ý súc miệng bằng nước muối để làm sạch khoang miệng trước khi ngậm đường.
- Lấy cao răng bằng vỏ chuối chín
Một nguyên liệu khác tưởng chừng như bỏ đi nhưng lại đánh bay cao răng rất tốt đó chính là vỏ chuối chín. Bạn chỉ cần chà mặt trong của vỏ chuối lên răng khoảng 5 – 10 phút rồi súc miệng lại với nước sạch. Răng sẽ trắng sáng và không con những mảng bám xấu xí nữa.
Bên cạnh vỏ chuối, bạ cũng có thể sử dụng vỏ cam vì vỏ cam chứa nhiều vitamin và có tính axit nên làm sạch mảng bám trên răng rất hiệu quả. Bạn chỉ cần phơi khô vỏ cam và tán nhuyễn, sau đó trộn với kem đánh răng và sử dụng như bình thường. Nên áp cách này 2 ngày/lần để đem lại hiệu quả tốt nhất.
3. Một số điều cần biết sau khi lấy cao răng
Cùng với việc loại bỏ cao răng, bạn cũng cần chú ý chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý:
Đánh răng đúng cách: Đánh răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn, tránh chải theo chiều ngang vì sẽ khiến men răng bị mài mòn và ngày càng yếu đi. Bạn cũng cần nhớ rằng, phải chải răng càng mạnh càng tốt, vì có thể làm mài mòn men răng đồng thời khiến nướu cũng bị tổn thương và chảy máu.
Sử dụng kết hợp chỉ nha khoa để làm sạch các thức ăn còn mắc trong kẽ răng.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch y tế chuyên dụng để đảm bảo khoang miệng sạch sẽ hoàn toàn.
Khám và lấy cao răng định kỳ định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo cho răng luôn được khỏe mạnh và kịp thời xử lý những vấn đề mới bắt đầu.
Tránh sử dụng loại thực phẩm, đồ uống có chất tạo màu, nhiều axit như café, trà, rượu vang đỏ, nước ngọt, nước tương, socola…
Với những thông tin vừa chia sẻ, bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.