Categories: Tin tức

Thuốc Panadol sủi: Công dụng và cách sử dụng thuốc hiệu quả nhất

Thuốc Panadol sủi là thuốc gì? Công dụng và cách sử dụng ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tác dụng của loại thuốc này nhé.

Thuốc Panadol sủi là gì?

Thuốc dạng sủi là loại thuốc khác với viên nén thông thường, khi sử dụng cần hòa với một lượng nước thích hợp và đợi sủi bọt hết thành dung dịch rồi uống. Thuốc dạng sủi khá đa dạng và có thể dùng để chữa một số bệnh thông thường nên dễ bị lạm dụng, như:

  • Thuốc sủi chứa paracetamol (hay acetaminophen) dùng để hạ sốt và giảm đau là những triệu chứng rất thường gặp trong các chứng bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, viêm đường hô hấp,… Thuốc có thể kết hợp với cả thành phần là codein để tăng hiệu quả giảm đau.
  • Thuốc dạng sủi chứa vitamin và khoáng chất hay được người tiêu dùng tự ý mua để cải thiện sức khỏe, bổ sung canxi,…

Tác dụng của thuốc Panadol Sủi

Thuốc Panadol sủi 500mg

Xem thêm: Thuốc Panadol có dùng được cho phụ nữ cho con bú

Paracetamol là 1 thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi steroid (NSAID) hầu hết các thuốc trong nhóm này đều có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm, chống ngưng tập tiểu cầu, hay gây tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hoá nhưng Panadol với thành phần chính là Paracetamol chỉ có tác dụng hạ sốt, giảm đau mà không có tác dụng chống viêm và chống ngưng tập tiểu cầu và ít gây tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hoá nên thường được sử dụng rộng rãi hơn so với các thuốc trong nhóm. Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, chủ yếu không gắn vào Protein huyết tương và chuyển hoá chủ yếu ở gan, thải trừ chủ yếu ở thận.

Cơ chế tác dụng của thuốc liên quan đến sự tổng hợp Protagladin – Hormon của các mô trong cơ thể.

Cơ chế hạ sốt Protagladin Synthetase là một chất kích thích các yếu tố gây sốt nên Panadol 500mg có tác dụng ức chế chất này giúp hạ sốt do làm tăng thải nhiệt và ức chế sinh nhiệt lập lại cân bằng cho trung tâm điều nhiệt.

Cơ chế giảm đau: thuốc làm giảm tổng hợp Protagladin F2 Anpha nên làm giảm tính cảm thụ của ngọn dây thần kinh với các chất gây đau nên có tác dụng giảm đau.

Liều lượng – Cách dùng thuốc Panadol sủi

– Thuốc được dùng theo đường uống. Có thể uống cùng hoặc cách xa bữa ăn.

– Người lớn (kể cả người già) và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 1 – 2 viên/lần. Nếu cần thiết có thể uống nhắc lại sau 4-6 giờ. Liều tối đa là 8 viên chia 4 lần trong ngày.

– Trẻ em từ 7 đến 12 tuổi: 1 viên/lần. Nếu cần thiết có thể uống nhắc lại sau 4-6 giờ. Liều tối đa là 4 viên/ngày.

– Không nên sử dụng thuốc này cùng với các chế phẩm khác có chứa paracetamol.

Không được dùng quá liều chỉ định.

Lưu ý khi sử dụng thuốc

Bác sỹ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Thuốc Panadol dạng sủi sử dụng cần lưu ý gì?

Xem thêm: Thuốc panadol xanh có tác dụng gì?

Có sự gia tăng nguy cơ gây hại của paracetamol đối với gan trên những bệnh nhân đang bị các bệnh về gan. Những bệnh nhân được chẩn đoán là suy gan hoặc suy thận nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc này.

Ở những bệnh nhân bị tăng glutathione như nhiễm trùng máu, sử dụng paracetamol có thể làm tăng nguy cơ chuyển hóa acid trong máu.

Nếu các triệu chứng còn dai dẳng, tham khảo ý kiến bác sỹ.

Để xa tầm tay trẻ em.

Mỗi viên Panadol Viên sủi chứa 427mg natri (2 viên chứa 854mg natri), do vậy không nên sử dụng Panadol Viên sủi trên những bệnh nhân kiêng muối.

Mỗi viên Panadol Viên sủi chứa 50mg sorbitol. Không dùng thuốc cho những bệnh nhân có bệnh di truyền hiếm gặp về không dung nạp fructose.

Panadol Viên sủi chứa aspartame, một nguồn phenylalanine. Bệnh nhân bị phenylceton – niệu không nên dùng thuốc này.

Trên đây là một số thông tin về công dụng, cách sử dụng cũng như một số lưu ý khi dùng thuốc panadol sủi trong điều trị giảm đau hạ sốt. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại thuốc này để trị bệnh một cách hiệu quả nhất.

Rate this post
Huệ

Share
Published by
Huệ

Recent Posts

Cao đẳng Dược liên thông Đại học mấy năm?

Có nhiều các bạn đang theo học hoặc đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng Dược…

1 tháng ago

Giải đáp Cao đẳng Dược TPHCM học bao lâu?

Cao đẳng Dược là ngành được quan tâm rất nhiều trong nhóm ngành y tế…

7 tháng ago

Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới? Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Răng khôn có cấu tạo phức tạp nhất trong hàm răng của con người nên…

1 năm ago

Đau răng hàm gây đau đầu có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Triệu chứng đau răng hàm gây đau đầu là vấn đề khá nhiều người gặp…

1 năm ago

Cách nhổ răng hàm tại nhà có xảy ra biến chứng gì không?

Có rất nhiều cách nhổ răng hàm tại nhà, tuy nhiên tự nhổ răng hàm…

1 năm ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét học bạ bao nhiêu điểm? Đây là…

1 năm ago